Thứ Tư, 24/04/2024 04:38:40 GMT+7

Tin đăng lúc 27-08-2022

Lượt xem: 2151

Toyota Việt Nam nỗ lực đóng góp vào sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô đất Việt

Vừa qua, thống kê của Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho thấy, ngành Công nghiệp hỗ trợ (CNHT) ô tô Việt Nam hiện có 2.000 doanh nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện. Trong đó, số đơn vị phụ trợ ô tô chỉ có khoảng 300 doanh nghiệp tham gia được vào mạng lưới sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia. Cùng với đó, tỷ lệ nội địa hoá trong ngành CNHT ô tô ở nhiều lĩnh vực còn ở mức thấp.
Toyota Việt Nam nỗ lực đóng góp vào sự phát triển  của ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô đất Việt
Toyota Việt Nam nỗ lực phát triển ngành CNHT ô tô đất Việt

Thực trạng hạn chế trên khiến ngành Công nghiệp Ô tô phụ thuộc rất lớn vào các chuỗi cung ứng nước ngoài. Hiện nay, chỉ một vài nhà cung cấp trong nước có thể tham gia vào chuỗi cung ứng của các nhà sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam.

 

Với mong muốn sớm hóa giải được điểm yếu này, ngay từ những ngày đầu xây dựng Nhà máy tại Việt Nam, Công ty Ô tô Toyota Việt Nam đã luôn nỗ lực đóng góp cho sự phát triển của ngành Công nghiệp Ô tô đất Việt theo định hướng của Chính phủ. Trong đó, việc nâng cao tỷ lệ nội địa hóa linh kiện, phụ tùng luôn là ưu tiên hàng đầu trong định hướng phát triển lâu dài của Toyota Việt Nam. Đặc biệt, trong thời gian vừa qua, Công ty Ô tô Toyota Việt Nam đã phối hợp cùng với Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) đẩy mạnh việc thực hiện Dự án phát triển năng lực sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất, chế tạo linh kiện để đến gần hơn với chuỗi cung ứng ô tô trong và ngoài nước.

 

Cụ thể, ngay đầu quý II/2022 mới đây, Công ty Ô tô Toyota Việt Nam đã phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ phát triển công nghiệp (Trung tâm IDC) thuộc Cục Công nghiệp – Bộ Công Thương tổ chức Toạ đàm trực tuyến “Chương trình tìm kiếm và kết nối các nhà cung cấp của Cục Công nghiệp và Toyota”. Đây là chương trình nằm trong khuôn khổ Dự án hợp tác hàng năm giữa Cục Công nghiệp và Công ty Ô tô Toyota Việt Nam kể từ 2020 đến nay, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực CNHT ô tô.

 

Qua Tọa đàm, Công ty Ô tô Toyota Việt Nam cho biết, dự án Hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp Việt trong lĩnh vực CNHT bao gồm các hoạt động chính như: Sàng lọc các doanh nghiệp sản xuất và lập danh sách nhà cung cấp tiềm năng về phụ tùng, linh kiện ô tô để kết nối với các nhà sản xuất lắp ráp ô tô tại Việt Nam; Tìm kiếm, hỗ trợ nhà cung cấp tiềm năng cấp 2 và cấp 3 và giới thiệu đến nhà cung cấp cấp 1 từ những dữ liệu của hoạt động sàng lọc; Hỗ trợ tham gia đào tạo theo một số Chương trình phát triển nhà cung cấp Việt Nam…

 

Trước đó, Toyota Việt Nam đã tham gia hỗ trợ đào tạo các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ khu vực miền Bắc và miền Trung theo Chương trình phát triển Nhà cung cấp Việt Nam trong lĩnh vực, ô tô, điện tử, cơ khí được tổ chức tại Trung tâm Hỗ trợ phát triển côngnghiệp – Cục Công nghiệp vào tháng 7, 10 và tháng 11 năm 2021. Việc hợp tác đã và đang mang lại nhiều giá trị thiết thực, góp phần nâng cao năng lực, tăng khả năng tiếp cận chuỗi sản xuất toàn cầu cho các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam.

 

 

Năm 2022, Toyota Việt Nam đặt mục tiêu tăng thêm nhiều nhà cung cấp mới và hơn 200 linh kiện mới

 

Với phương châm cam kết sản xuất và phát triển lâu dài tại Việt Nam, ông Junichiro Yamamoto Giám đốc Khối Hành chính Toyota Việt Nam – đã cho biết, trong quá trình phát triển tại Việt Nam từ khi thành lập tới nay, theo định hướng của Chính phủ, Toyota Việt Nam luôn nỗ lực đóng góp vào sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam và không ngừng củng cố mạng lưới nhà cung cấp trong nước để phát triển ngành công nghiệp lâu dài.

 

Trong giai đoạn 2020 – 2021, mặc dù gặp nhiều khó khăn do đại dịch COVID-19 gây ra, Toyota Việt Nam vẫn tuyển dụng thêm 12 nhà cung cấp mới trong tổng số 46 nhà cung cấp (trong đó có 6 nhà cung cấp thuần Việt). Đến nay, doanh nghiệp là nhà sản xuất ô tô FDI có tỷ lệ nội địa hóa cao nhất với hơn 724 linh kiện (như thân xe, khung gầm, ghế, ắc quy…). Riêng giai đoạn 2020 – 2021 là 324 linh kiện mới được nội địa hóa.

 

Đáng chú ý, trong năm 2022, Toyota Việt Nam đặt mục tiêu tăng thêm nhiều nhà cung cấp mới và hơn 200 linh kiện mới được nội địa hóa. Có thể nói, việc đẩy mạnh nội địa hóa không chỉ đơn thuần là gia tăng số lượng nhà cung cấp Việt mà quan trọng hơn là nâng cao năng lực, chất lượng của nhà cung cấp, từ đó giảm chi phí sản xuất, tăng năng lực cạnh tranh. Bởi thế, đến nay, Toyota Việt Nam đã và đang tìm kiếm nhà cung ứng tiềm năng và kết nối với các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam, chia sẻ kinh nghiệm phát triển nhà cung cấp, giới thiệu những hình mẫu nhà cung cấp mà Toyota đã hỗ trợ cho các nhà cung cấp linh kiện khác để họ học hỏi, từ đó từng bước xây dựng chuỗi cung ứng trong ngành công nghiệp hỗ trợ, nâng cao khả năng của nhà cung ứng nội địa.

 

Để đồng hành với doanh nghiệp trở thành nhà cung cấp, hiện nay, Toyota Việt Nam không chỉ mua hàng mà trực tiếp làm cùng nhà cung cấp, tự phát triển năng lực nhân viên, hướng dẫn nhà cung cấp tiến tới sản xuất tinh gọn. Tất cả các hoạt động đều nỗ lực phấn đấu làm sao tạo môi trường làm việc an toàn, sắp xếp và loại bỏ các khâu không cần thiết, tập trung tiêu chuẩn hóa công đoạn và tiến tới tăng hiệu suất…

 

Như vậy, có thể nói, đến nay, Toyota Việt Nam đang thực hiện tốt việc đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành Ô tô; Thu hút đầu tư các nhà sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh và các nhà cung cấp cụm linh kiện, linh kiện lớn trong ngành Ô tô trên thế giới, đặc biệt là các doanh nghiệp đa quốc gia đầu tư vào Việt Nam với mục tiêu phục vụ thị trường trong nước và thị trường ASEAN… ./.

 
Huyền My

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang