Thứ Sáu, 29/03/2024 14:58:25 GMT+7

Tin đăng lúc 31-10-2019

Lượt xem: 4959

Triển lãm “Tranh dân gian Đông hồ xưa và nay”

Từ ngày 31/10 – 2/11 sẽ có nhiều hoạt động văn hóa về tranh dân gian Đông Hồ tại Hà Nội và Bắc Ninh.
Triển lãm “Tranh dân gian Đông hồ xưa và nay”
Từ ngày 31/10 – 2/11 sẽ có nhiều hoạt động văn hóa về tranh dân gian Đông Hồ tại Hà Nội và Bắc Ninh.

Cụ thể, lúc 15h ngày 31/10/2019 tại Bào tàng Mỹ thuật Việt Nam, 66 Nguyễn Thái Học, Hà Nội sẽ diễn ra triển lãm "Tranh dân gian Đông Hồ xưa và nay".

 

Triển lãm tranh dân gian Đông Hồ xưa và nay trưng bày trong hai phòng tranh, với hơn 100 hiện vật từ tranh in cho đến các ván khắc, dụng cụ thực hành nghề.

 

Phòng tranh Đông Hồ xưa, trưng bày một số bộ tranh in lưu giữ gần một thế kỷ và tranh in theo mẫu truyền thống được ưa chuộng xưa nay. Đó là hình ảnh các con vật quen thuộc trong tranh: gà đàn, lợn đàn, gà thư hùng, lợn ăn lá ráy…; hình ảnh em bé mũm mĩm trong tranh: vinh hoa phú quý, nhân nghĩa, lễ trí… hay các vị anh hùng dân tộc, nhân vật trong truyền thuyết… Tất cả hàm chứa giá trị biểu tượng tốt đẹp, đại diện cho sự chúc tụng: trường thọ, sung túc, con cháu đủ đầy, học hành đỗ đạt cao…

 

Phòng tiếp theo là tập hợp tranh được phục chế gần đây và các sáng tác mới của một số nghệ nhân đương đại. Tranh phục chế là các mẫu được cho là đã thất lạc, lấy từ nguồn tư liệu đáng quý của Maurice Durand, Henri Oger, Jean-Pierre Pascal. Tại đây, ta vẫn gặp những hình ảnh đặc trưng trong các tranh: nghinh xuân, sơn du, phúc lộc song toàn… Loạt tranh mới sáng tác của các nghệ nhân là sự cải tiến trong cách thức thực hiện và nội dung biểu đạt sẽ làm cho triển lãm thêm phong phú, đa dạng.

 

Vào ngày 1/11/2019, tại Bắc Ninh sẽ diễn ra Hội thảo quốc tế "Bảo vệ và phát huy giá trị nghệ thuật tranh dân gian Đông Hồ trong đời sống đương đại".

 

Hội thảo là cơ hội để các chuyên gia về di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam và quốc tế, các nhà nghiên cứu, nhà quản lý địa phương, các nghệ nhân am hiểu về nghệ thuật tranh truyền thống nói chung và tranh dân gian Đông Hồ nói riêng trình bày, thảo luận các vấn đề khoa học và thực tiễn nhằm đúc kết công tác quản lý, bảo vệ nghề làm tranh, tranh dân gian và đề xuất các giải pháp về bảo vệ và phát huy giá trị của di sản văn hóa phi vật thể trong đời sống đương đại.

 

Theo Báo Chính Phủ


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang