Thứ Ba, 23/04/2024 23:47:35 GMT+7

Tin đăng lúc 15-04-2016

Lượt xem: 3054

Tương lai của ngành ngân hàng Việt Nam

Đó là chủ đề của buổi diễn đàn do Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ (SECO) phối hợp cùng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức tối 14/4 tại Đà Nẵng.
Tương lai của ngành ngân hàng Việt Nam
Các đại biểu tham dự Diễn đàn. Ảnh: VGP/Minh Trang

Sự kiện được tổ chức hướng tới kỷ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Thụy Sĩ, đồng thời là hoạt động nằm trong chương trình phối hợp đào tạo lãnh đạo cấp cao về lĩnh vực tài chính giữa SECO với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

 

Chia sẻ về những nỗ lực cải cách ngành ngân hàng thời gian qua, ông Nguyễn Kim Anh, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết năm 2015 là năm thứ 4 liên tiếp ngành ngân hàng đạt được những mục tiêu đã đề ra: Lạm phát giảm mạnh, thị trường ngoại hối và tỉ giá giữ ở mức ổn định trong khi thế giới có nhiều biến động, đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế với con số tăng trưởng ngoạn mục 6,68% vào cuối năm.

 

Là chuyên gia thuộc đối tác hàng đầu của ngành ngân hàng, ông William Mah thuộc Công ty PWC, Malaysia nhận xét, nhờ những cải cách mạnh mẽ và những bước đi hợp lý, Việt Nam đã không phải hứng chịu những cú "shock" từ biến động của thế giới và đạt được những thành tựu về tăng trưởng kinh tế, thay đổi đáng kể chất lượng của hệ thống tín dụng.

 

Nhận định về cơ hội của Việt Nam trong thời gian tới, ông William Mah cho rằng dân số trẻ là cơ hội rất lớn cho ngành tài chính Việt Nam. Theo thống kê, số người có tài khoản ngân hàng còn rất ít, trên 15 tuổi chỉ có khoảng 15% có tài khoản, trong khi đó số người sử dụng Internet là hơn 40%, lượng người dùng mobile cũng thuộc top thế giới. Đó chính là những tiềm năng mà ngành ngân hàng cần tận dụng để người dân tiếp cận các dịch vụ thông qua Internet banking và mobile banking.

 

Đi đôi với sự tăng trưởng tín dụng, quản trị rủi ro là một vấn đề “chưa bao giờ cũ”, cần đặt lên hàng đầu. Thực tế hiện nay, hệ thống quản trị mà các ngân hàng Việt Nam đang áp dụng chỉ mới ở dạng cơ bản, đơn giản, còn thiếu vắng những giải pháp cần thiết. Các ngân hàng cần chú ý nâng cao khả năng quản trị rủi ro hơn nữa, áp dụng những hệ thống quản trị tiên tiến.

 

Còn TS. Rob Straw đến từ Học viện Tài chính Thụy Sĩ nhấn mạnh vào 2 nội dung mà ông cho là then chốt, đó là công nghệ và con người. 


Thứ nhất, đầu tư vào công nghệ sẽ phải bỏ ra khoản chi phí lớn trong hôm nay nhưng đó là một sự đầu tư xứng đáng cho lợi nhuận trong tương lai. 

Thứ hai, con người là yếu tố quyết định tất cả, là yếu tố giúp cho mọi sáng tạo được “cất cánh”, vậy nên đầu tư vào đào tạo con người, quản lý nhân sự là một giải pháp then chốt.

 

Nguồn: Chinhphu.vn


Tin liên quan:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang