Thứ Năm, 25/04/2024 12:21:40 GMT+7

Tin đăng lúc 02-04-2020

Lượt xem: 1743

Tuyên Quang giúp các cơ sở CNNT phát triển sản xuất

Hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, các cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) trong việc đầu tư trang thiết bị máy móc tiên tiến, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại phục vụ sản xuất… là những giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển CNNT tại tỉnh Tuyên Quang.
Tuyên Quang giúp các cơ sở CNNT phát triển sản xuất
Công ty TNHH Long Thắng, xã Ninh Lai (Sơn Dương) được hỗ trợ kinh phí xây dựng d

Thời gian qua, để hỗ trợ các cơ sở sản xuất CNNT, Bộ Công Thương đã tích cực triển khai các hoạt động theo quy định tại Nghị định số 45/2012/NĐ-CP của Chính phủ về khuyến công. Việc thực hiện chính sách khuyến công đối với các làng nghề hướng tới các nội dung của hoạt động khuyến công như: Hỗ trợ đào tạo, xây dựng thương hiệu sản phẩm, hỗ trợ phát triển thị trường, hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất, hỗ trợ xử lý môi trường.

 

Tại tỉnh Tuyên Quang, ngoài kinh phí khuyến công quốc gia, hàng năm UBND tỉnh Tuyên Quang cũng đã ưu tiên dành từ 1-2 tỷ đồng từ nguồn kinh phí khuyến công địa phương để hỗ trợ cơ sở CNNT xây dựng các mô hình trình diễn mới.

 

Trong năm 2019, Tuyên Quang đã xây dựng và nghiệm thu 3 đề án khuyến công với tổng kinh phí trên 1,9 tỷ đồng để hỗ trợ các đề án ứng dụng máy móc tiên tiến trong sản xuất chè đen xuất khẩu, sản xuất tấm lợp kim loại và sản xuất ván ép xuất khẩu tại một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

 

Điển hình, có thể kể đến Công ty TNHH Long Thắng (huyện Sơn Dương), đây là doanh nghiệp chuyên sản xuất gạch tuynel, tuy nhiên nhờ nhận được hỗ trợ 1 tỷ đồng từ nguồn vốn khuyến công quốc gia, doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất ván ép xuất khẩu. Được biết, toàn bộ dây chuyền sản xuất ván ép xuất khẩu được doanh nghiệp đầu tư trên 22 tỷ đồng, công suất 100 m3/ngày, tương đương 24.500m3/năm. Công nghệ sản xuất mới này có ưu điểm ván ép coppha phủ phim được tạo nên từ các lớp gỗ lạng mỏng liên kết với nhau bằng keo chuyên dụng theo phương pháp ép nóng ở nhiệt độ 125 - 1400C. Nhờ đó, sản phẩm ván có khả năng chịu nước và độ bền cao, có thể tái sử dụng nhiều lần, được dùng chủ yếu trong xây dựng… Bằng việc mở rộng loại hình sản xuất, theo tính toán, doanh thu từ việc sản xuất ván ép xuất khẩu của doanh nghiệp mỗi năm đạt gần 150 tỷ đồng, tạo việc làm cho 50 lao động địa phương. 

 

Trao đổi với phóng viên, ông Ngô Tiến Hà - Phó Giám đốc Sở Công Thương Tuyên Quang cho biết: Hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ là một trong những nhiệm vụ chính của ngành Công Thương để doanh nghiệp địa phương phát triển nhanh và mạnh hơn, tiếp cận nhanh hơn với cuộc cách mạng 4.0. Tuy nhiên, tỷ lệ đóng góp của các cơ sở sản xuất CNNT hiện vẫn còn khiêm tốn trong tỷ trọng sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Để các cơ sở này có sức cạnh tranh hơn trên thị trường và đóng góp tích cực hơn vào giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh, thời gian tới, ngành Công Thương sẽ tiếp tục tập trung xây dựng, hỗ trợ các đề án ứng dụng máy móc thiết bị trong sản xuất, các đề án trình diễn kỹ thuật cho các cơ sở sản xuất sản phẩm mới mà địa phương có lợi thế. Đồng thời, hỗ trợ kinh phí tư vấn cho các cơ sở sản xuất CNNT trong các lĩnh vực thiết kế mẫu mã, bao bì đóng gói, xây dựng, đăng ký thương hiệu sản phẩm và xúc tiến tìm kiếm thị trường.        

 

Trường An


| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang