Thứ Sáu, 29/03/2024 13:23:24 GMT+7

Tin đăng lúc 23-06-2022

Lượt xem: 1122

Vĩnh Phúc: 6 tháng đầu năm 2022, doanh thu từ lĩnh vực công nghiệp điện tử, công nghiệp hỗ trợ điện tử ước đạt 3 tỷ USD

Theo Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc, 6 tháng đầu năm 2022, doanh thu từ lĩnh vực công nghiệp điện tử, công nghiệp hỗ trợ điện tử của tỉnh ước đạt hơn 3 tỷ USD, tăng 14%; giá trị xuất khẩu ước đạt 2,5 tỷ USD, tăng 12%; nộp ngân sách nhà nước hơn 1.130 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2021.
Vĩnh Phúc: 6 tháng đầu năm 2022, doanh thu từ lĩnh vực công nghiệp điện tử, công nghiệp hỗ trợ điện tử ước đạt 3 tỷ USD
Công ty TNHH BHFlex Vina, KCN Khai Quang là doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện tử cho Tập đoàn Samsung

 

Vĩnh Phúc hiện là tỉnh có giá trị sản xuất công nghiệp lớn, trong đó ngành sản xuất sản phẩm điện tử và thiết bị điện đã và đang trở thành ngành công nghiệp chủ lực mới của tỉnh với số lượng và quy mô doanh nghiệp tăng nhanh và đóng góp ngày càng lớn về giá trị công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu cũng như tạo việc làm cho nền kinh tế tỉnh.

 

Hiện nay, toàn tỉnh Vĩnh Phúc có hơn 240 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ hoặc có liên quan đến công nghiệp hỗ trợ, chiếm 60% tổng số dự án công nghiệp đầu tư trong các KCN. Trong đó, ngành sản xuất sản phẩm điện tử và thiết bị điện đã thu hút được gần 200 doanh nghiệp đầu tư sản xuất, tạo việc làm cho hơn 52.000 lao động và trở thành ngành có số lượng lao động đông đảo nhất trong các nhóm ngành công nghiệp chủ yếu của tỉnh.

 

Các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử và thiết bị điện của tỉnh tập trung chủ yếu ở huyện Bình Xuyên và thành phố Vĩnh Yên, bao gồm các KCN Bình Xuyên, Bình Xuyên II, Bá Thiện, Bá Thiện II và Khai Quang.

 

Dự kiến thời gian tới, doanh thu lĩnh vực công nghiệp điện tử, công nghiệp hỗ trợ điện tử của tỉnh sẽ tiếp tục tăng, bởi, bên cạnh sự đầu tư về công nghệ, trình độ chuyên môn của các doanh nghiệp thì mới đây, UBND tỉnh đã ban hành Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ giai đoạn 2022-2025, đây là những điều kiện thuận lợi để tỉnh tiếp tục thu hút nhiều doanh nghiệp FDI lớn hoạt động trong lĩnh vực điện tử, hướng tới mục tiêu đến năm 2025 Vĩnh Phúc trở thành một trung tâm công nghiệp điện tử của cả nước.

 

Lê Minh


| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang