Thứ Sáu, 26/04/2024 02:52:10 GMT+7

Tin đăng lúc 30-08-2018

Lượt xem: 6762

Xây dựng Công viên sáng tạo phần mềm tạo bước đột phá mới phát triển công nghệ cao tại Bình Định

Ngày 28/8, tại Thung lũng sáng tạo Quy Hòa, phường Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn - Công ty TNHH Giải pháp phần mềm Tường Minh Bình Định thuộc Công ty TMA Solutions - TP Hồ Chí Minh đã khởi công xây dựng dự án Công viên Sáng tạo TMA (TMA Innovation Park).
Xây dựng Công viên sáng tạo phần mềm tạo bước đột phá mới phát triển công nghệ cao tại Bình Định
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh, đại biểu và chủ đầu tư dự án thực hiện nghi lễ khởi công xây dựng dự án Công viên sáng tạo TMA.

Sự liên hợp một cách kỳ diệu giữa Trung tâm Khoa học Quốc tế và Giáo dục liên ngành – ICISE Quy Nhơn đang hoàn thiện trong cùng khu vực đã góp phần tạo bước đột phá mới phát triển công nghệ cao tại Bình Định, định hướng biến Thung lũng sáng tạo Quy Hòa trở thành một khu đô thị khoa học đầu tiên của Việt Nam.

 

Từ ước mơ làm gì đó… cho quê hương

 

“Khởi nguồn cho mối hợp tác giữa TMA và Bình Định là tình cảm, muốn làm điều gì đó cho quê hương, nhưng mức đầu tư cho dự án quá lớn, nên quyết định đầu tư cũng phải dựa vào tính khả thi. Thêm một yếu tố cũng rất quan trọng nữa là cái tâm của những người đứng đầu tỉnh khích lệ chúng tôi mạnh dạn triển khai dự án Công viên Sáng tạo tại đây”. Tiến sĩ Nguyễn Hữu Lệ -  Chủ tịch HĐQT TMA Solutions cho biết.

 

Nặng lòng với quê hương, vợ chồng Giáo sư Vật lý Trần Thanh Vân và Lê Kim Ngọc (Việt kiều Pháp), đã chọn Thung lũng Quy Hòa - vùng đất nguyên sơ bao bọc bởi núi và biển, tọa lạc tại phía Nam của thành phố Quy Nhơn để đầu tư xây dựng Trung tâm Khoa học Quốc tế và Giáo dục liên ngành – ICISE Quy Nhơn. Trung tâm đi vào hoạt động từ tháng 8/2013, đến nay đã đón tiếp hơn 3.500 nhà khoa học đến từ 35 quốc gia trên thế giới; trong đó có 12 giáo sư từng nhận giải Nobel, 02 giáo sư nhận giải toán học Fields. Mỗi năm, ICISE tổ chức hàng loạt các hội nghị, hội thảo khoa học, tạo điều kiện cho nhiều nhà khoa học Việt Nam và thế giới đến học tập, nghiên cứu.

 

Ước mơ cháy bỏng: “làm gì đó cho quê hương” được trở thành hiện thực và thăng hoa mạnh mẽ khi hai gia đình tiếp cận với các lãnh đạo tỉnh Bình Định, mở ra cho chúng tôi thấy rõ cơ hội phát triển mang tính đột phá và gây dựng “hình ảnh” cho Đô thị khoa học và giáo dục Quy Hòa. Tại đây, ngoài khoa học cơ bản và giáo dục, điều quan trọng nữa là phải xây dựng ngành công nghệ thông tin phục vụ cuộc cách mạng 4.0 đang phát triển rất nhanh tại Việt Nam, internet vạn vật, khoa học dữ liệu, trí tuệ nhân tạo…

 

Đến tư tưởng lớn gặp nhau và thăng hoa

 

Công viên Sáng tạo TMA là một công viên sáng tạo phần mềm, được xây dựng trên diện tích 15,7 ha trong khu vực Thung lũng sáng tạo Quy Nhơn. Nằm dọc trục Đại lộ khoa học, đi vào Trung tâm Khoa học Quốc tế và Giáo dục liên ngành – ICISE Quy Nhơn.

 

 

Phối cảnh mô hình Công viên sáng tạo TMA.

 

Thành phố Quy Nhơn trở thành một “điểm đến” thu hút để phát triển các công nghệ phục vụ cách mạng công nghệ 4.0 không phải là mơ tưởng. TMA đã sẵn sàng đầu tư vào công viên sáng tạo khoảng 8 triệu USD, với mong muốn lớn nhất là tạo ra sự phát triển của ngành công nghệ phần mềm ở đây.

 

Công viên được đầu tư xây dựng các công trình chính như: Trung tâm sản xuất và xuất khẩu phần mềm; Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng; Trung tâm khoa học dữ liệu; Trung tâm trí tuệ nhân tạo; Trung tâm ứng dụng internet vạn vật… Dự án được chia thành 2 giai đoạn đầu tư, công viên sẽ đi vào hoạt động sau 3 năm xây dựng. Theo kế hoạch, sau 15 năm hoạt động, công viên sẽ thu hút khoảng 3.000 nhân lực lao động tri thức, chất lượng cao.

 

Dự án Công viên Sáng tạo TMA được chia làm 2 giai đoạn, dự kiến đi vào hoạt động sau 3 năm xây dựng. Tổng vốn đầu tư khoản 8 triệu USD; sau 15 năm, công viên sẽ có khoảng 3.000 lao động tri thức, chất lượng cao”.

 

TMA là công ty phần mềm đầu tiên đầu tư vào thung lũng Quy Hòa, nơi đang được định hướng trở thành một đô thị khoa học đầu tiên của Việt Nam.

 

Riêng đối với Trung tâm Khoa học Quốc tế và Giáo dục liên ngành – ICISE Quy Nhơn  sau 10 năm xây dựng và đi vào hoạt động, ICISE đang tiếp tục hoàn thiện Tổ hợp Không gian khoa học với các công trình Mô hình vũ trụ, Đài quan sát thiên văn phổ thông, Nhà khám phá khoa học… hướng tới tạo nên thung lung khoa học Quy Hòa.

 

 

Thung lũng Quy Hòa - nơi hiện diện của Trung tâm quốc tế Khoa học và giáo dục liên ngành 

 

Phát biểu tại lễ khởi công Công viên sáng tạo TMA, Ông Hồ Quốc Dũng – Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho rằng: “Sau khi đi vào hoạt động, Công viên Sáng tạo TMA sẽ góp phần quan trọng cung cấp các giải pháp công nghệ phục vụ phát triển, sản xuất, đào tạo nguồn nhân lực và giải quyết việc làm cho lao động chuyên ngành công nghệ thông tin và toán học. Dự án sẽ thu hút các chuyên gia giỏi, nhà khoa học trong và ngoài nước về làm việc tại Quy Nhơn”.


Hiện thực được nâng tầm và tỏa sáng

 

Xây dựng một nền tảng cho phát triển khoa học đã khó, tạo sức hút cho đầu tư khoa học càng khó hơn. Từ chỗ ít người biết đến Quy Nhơn, nhưng với sự chung tay góp sức của vợ chồng GS Trần Thanh Vân, vợ chồng Tiến sĩ Nguyễn Hữu Lệ đã bắc thêm nhiều nhịp cầu nối, trở thành linh hồn cho cho sự hình thành của Thung lũng sáng tạo Quy Nhơn độc đáo như hiện nay.

 

Đây là một dự án điển hình, dự án mẫu để mở đường cho tỉnh thu hút các nhà đầu tư về KH&CN, tạo cú huých, bước đột phá mới để phát triển công nghệ cao tại Bình Định, với mục tiêu đưa TP Quy Nhơn - Bình Định trở thành một trung tâm sản xuất và xuất khẩu phần mềm hàng đầu khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

 

                                                                                                                                                                 Văn Thuận  

   

      TS Nguyễn Hữu Lệ    

 

Ông sang Úc du học và tốt nghiệp đại học ngành điện năm 1962, đến năm 1977 ông chuyển sang nghiên cứu ngành công nghệ thông tin và nhận học vị tiến sĩ chuyên ngành viễn thông tại trường Đại học Adelaide (Úc), năm 1978 làm việc tại Công ty Viễn thông Nortel (Canada), một công ty viễn thông hàng đầu thế giới ở vị trí chuyên viên kỹ thuật. 15 năm sau, ông trở thành Phó Chủ tịch Tiếp thị Toàn cầu của Nortel. Năm 2000, ông giữ cương vị Tổng Giám đốc Công ty Paragon Solutions châu Á – Thái Bình Dương, phụ trách Paragon Solutions Việt Nam (PSV) và Paragon Solutions Ấn Độ.

 

Năm 2001, ông về làm việc cho Công ty Tường Minh (TMA), một công ty tư nhân chuyên về gia công phần mềm cung cấp cho nhiều công ty viễn thông hàng đầu trên thế giới. Trước đó ông từng giúp TMA xây dựng mô hình công ty, cố vấn tiếp thị và phát triển cơ sở kinh doanh.Hiện nay, TMA công ty phần mềm hàng đầu tại Việt Nam với 6 văn phòng ở Việt Nam và 4 chi nhánh nước ngoài  đó là Canada, Mỹ, Úc, Nhật Bản với  1800 kỹ sư đang làm việc .

      


Tin liên quan:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang