Thứ Bẩy, 20/04/2024 23:05:19 GMT+7

Tin đăng lúc 12-01-2018

Lượt xem: 1815

Xuất khẩu 2018 không chỉ màu hồng

Phần lớn những dự báo xuất khẩu 2018 cho các mặt hàng xuất khẩu (XK) chủ lực của Việt Nam như: dệt may, da giầy, thuỷ hải sản, nông sản... đều nói rằng triển vọng xuất khẩu 2018 rất sáng sủa. Nhưng không phải không có những e ngại!
Xuất khẩu 2018 không chỉ màu hồng

Rõ ràng, nhìn lại bức tranh xuất khẩu 2017 đạt 400 tỷ USD, có lẽ, ở vào thời điểm này năm ngoái, ít người dự báo đúng với tình hình thực tế. Chẳng hạn như XK gạo, giờ này năm ngoái các dự báo đều lo ngại mặt hàng này khó đạt được chỉ tiêu đặt ra, nhưng tổng kết 2017 đã cho thấy XK gạo thắng lớn khi cán mốc 2,6 tỷ USD, tăng trưởng sản lượng xuất khẩu trên 20%. Hay như mặt hàng thuỷ sản 2017 cũng thu về con số kỉ lục 8,32 tỷ USD, xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt 8 tỷ USD. Xuất khẩu ngành hàng rau quả cũng bứt tốc đầy ấn tượng khi đạt 3,45 tỷ USD, tăng 40,5%. Dệt may cũng đạt con số 31 tỷ USD, tăng 10,23% so với năm 2016.

 

Nhìn những con số “đẹp” như vậy, phần lớn các chuyên gia, doanh nghiệp đều có dự báo tình hình 2018 sẽ tiếp tục đà tăng trưởng của năm 2017, xuất khẩu các mặt hàng sẽ tiếp tục đạt những dấu mốc mới.

 

Nhưng phân tích kỹ, ở mỗi lĩnh vực, ngành hàng hay thị trường xuất khẩu đều tiềm ẩn khó khăn. Đơn cử như mặt hàng dệt may, theo dự báo năm 2018 mức độ cạnh tranh sẽ cực kỳ cao. Sẽ không chỉ là cái tên Trung Quốc như mọi năm nữa, mà nhiều tên khác như Myanmar, Campuchia... cũng đang gia tăng áp lực về thị phần.

 

Ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty May Hưng Yên cho rằng, với các doanh nghiệp lớn, đơn hàng trong năm 2018 không là vấn đề lớn nhưng đáng lưu ý là đơn giá các mặt hàng dệt may lại đang có xu hướng giảm.

 

Còn với ngành gỗ xuất khẩu, việc Việt Nam và EU thực hiện Hiệp định tự do thương mại cũng có những tác động gây khó khăn cho các doanh nghiệp gỗ trong nước, trong đó có việc truy xuất nguồn gốc hợp pháp chứng nhận cho các sản phẩm sản xuất từ gỗ. Trong khi đó, với xuất khẩu thuỷ sản, từ 1/1/2018, chương trình Giám sát nhập khẩu thủy sản vào Mỹ (SIMP) đã bắt đầu có hiệu lực. Thị trường Mỹ bắt đầu tăng cường giám sát việc khai thác và nhập khẩu đối với 13 loài thủy hải sản. Đó là cá hồng, hải sâm, cá mập, cá kiếm, cá ngừ, cá mú, cá nục, cua, tôm, bào ngư...

 

Với mặt hàng cao su, Bộ Công Thương cũng nhận định, thị trường cao su thế giới tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn. Trong năm 2018, nhu cầu tiêu thụ cao su của Trung Quốc có thể chậm lại khi ngành công nghiệp ô tô nước này dường như đã đạt ngưỡng… 

 

Nguồn Enternwes

 

Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang