Thứ Sáu, 22/11/2024 19:10:18 GMT+7
Lượt xem: 4260

Tin đăng lúc 22-05-2017

11 nước cố gắng khôi phục TPP mà không có Mỹ

Các Bộ trưởng Thương mại đã có cuộc họp bên lề Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) tại Hà Nội, Việt Nam, để bàn đến những thách thức khó khăn trong việc khôi phục thỏa thuận thương mại TPP kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump rút khỏi thỏa thuận này.
11 nước cố gắng khôi phục TPP mà không có Mỹ
Hiện nay, 11 nước đang cố gắng khôi phục TPP mà không có Mỹ

Bên cạnh việc định hướng các nước không đi theo các hiệp định thương mại cạnh tranh, các "kiến trúc sư" của TPP phải làm cho nó khả thi đối với 11 thành viên còn lại; đồng thời vẫn để mở cánh cửa cho việc tái gia nhập của Mỹ trong tương lai, quốc gia chiếm 60% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nhóm.

 

Đó là một nhiệm vụ khó khăn, nhưng Hà Nội đã sẵn sàng cung cấp nền tảng cho 11 nước để đàm phán riêng và có thể nghĩ ra kế hoạch B. “TPP rõ ràng đã thu nhỏ lại rất nhiều khi Mỹ rút đi, nhưng họ sẽ cố gắng và hồi sinh nó”, Arup Raha, trưởng nhóm chuyen gia kinh tế tại CIMB cho biết.

 

Mặc dù Nhật Bản dường như ghi điểm với TPP, nhưng Tokyo sẽ phải hành động cẩn thận trong bối cảnh cân bằng chính trị nhạy cảm trong khu vực.

 

"Đối với Nhật Bản, đây là một động thái chính trị để kiềm chế Trung Quốc”, George Yeo, cựu bộ trưởng thương mại và ngoại giao Singapore cho biết. Một thỏa thuận thương mại tự do giữa Mỹ và Nhật Bản nằm ở "trung tâm của TPP", Yeo nói. "Nếu không có Mỹ, Nhật Bản sẽ không nhượng bộ về nông nghiệp".

 

Mặc dù vậy, các chuyên gia thương mại và các nhà ngoại giao tự tin rằng thỏa thuận này vẫn đáng để theo đuổi ngay cả khi không có Mỹ.

 

Deborah Elms, người sáng lập và giám đốc điều hành của Trung tâm Thương mại Châu Á, cho biết mặc dù việc tiếp cận thị trường Mỹ sẽ không phải là miễn thuế, nhưng mức thuế "nói chung sẽ rất thấp". Lợi ích thực sự của TPP nằm ở việc tiếp cận thị trường các nước trong khuôn khổ thỏa thuận "nơi thuế quan giảm xuống bằng 0", Elms giải thích. "Điều đó có lợi cho cả 11 nước. Việc tiếp cận đầu tư và dịch vụ là rất tuyệt vời”.

 

Nhưng việc thuyết phục những người trong nước về thông điệp đó sẽ rất khó khăn khi thậm chí những nước ủng hộ thương mại tự do như New Zealand dường như đang cảm thấy nghi ngờ về lợi ích của TPP.

 

Những người ủng hộ của TPP có thể phải thay đổi những điều khoản của TPP. Peru được hiểu là đang thúc đẩy các điều khoản liên quan đến ngành dược phẩm, trong khi "có rất nhiều quy tắc". Việt Nam muốn có những thay đổi đối với ngành may mặc, Elms cho biết.

 

Điều này có nghĩa là thay đổi gốc rễ của TPP hay chỉ là những sửa đổi nhỏ?

 

Cốt lõi của TPP, theo Elms, có thể không cần phải sửa đổi nếu các điều khoản cụ thể về Mỹ “không hoạt động” - một cách hiệu quả cho phép Washington tiếp cận ở giai đoạn sau. "Đó là một cuộc tranh luận lớn. Liệu chúng ta để mặc nó như vậy hay xóa bỏ chúng?"

 

Nhật Bản muốn các điều khoản về Mỹ được giữ lại, Elms nói. "Quan trọng là, Nhật Bản không muốn phải quay trở lại Quốc hội và phê chuẩn lại nó" nếu Mỹ chọn tái gia nhập TPP sau này.

 

Những người ủng hộ TPP đang đấu tranh chống lại những gì mà một số người coi là sự tách rời của Mỹ đối với thương mại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, và một khoảng trống đang được lấp đầy bởi Trung Quốc, quốc gia đang biến mình thành người bảo vệ toàn cầu hóa.

 

"Động lực của hội nhập thị trường và thương mại đang được thử nghiệm theo những cách mà chúng ta đã không chứng kiến kể từ khi chúng biến châu Á – Thái Bình Dương thành động cơ của nền kinh tế thế giới”, Alan Bollard, Giám đốc điều hành Ban Thư ký APEC nói trong một tuyên bố.

 

Các nhà hoạch định chính sách hàng đầu của các quốc gia TPP đã bày tỏ sự sẵn sàng tham gia vào Hiệp định đối tác toàn diện khu vực (RCEP) được Trung Quốc hỗ trợ, chứ không phải là lãnh đạo. Những ý kiến xoay quanh hai hiệp định thương mại này khá chia rẽ. Một số người tin rằng các thỏa thuận có thể kết hợp trong tương lai, trong khi những người khác coi hai thỏa thuận hoàn toàn khác nhau về chất lượng.

 

“RCEP cạnh tranh với TPP, nhưng là một thứ khác", Raha của CIMB nói. TPP “phần nhiều là về giảm thuế” trong khi sự tham gia của Ấn Độ vào RCEP "có thể sẽ là sự bế tắc".

 

Nguồn Enternews.vn


Tag:TPP

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang