Theo đó, trong trường hợp giá lương thực, thực phẩm tương đối ổn định, chỉ tăng nhẹ vào các dịp lễ, Tết do nhu cầu tăng cao; giá dịch vụ khám chữa bệnh không BHYT điều chỉnh trong quý I/2018 tác động làm tăng CPI 0,17%; điều chỉnh tiền lương vào quý II làm tăng CPI 0,14%; giá điện tăng từ 1/12/2017 tăng CPI năm 2018 khoảng 0,1%; giá xăng dầu tăng 5%, tăng CPI khoảng 0,28%; giá LPG tăng 5%, tăng CPI khoảng 0,06%. Dự báo CPI tháng 12/2018 so với tháng 12/2017 tăng 3,5%, CPI bình quân tăng khoảng 3%.
Kịch bản thứ hai, giả thiết như kịch bản 1 và giả thiết thêm giá thịt lợn tăng 7% vào cuối năm tác động vào CPI 0,3%; giá xăng dầu tăng 10% làm tăng CPI khoảng 0,56%; giá LPG tăng 10%, tăng CPI khoảng 0,12%. Dự báo CPI tháng 12/2018 so với tháng 12/2017 tăng 4,2%, CPI bình quân tăng khoảng 3,4%.
Kịch bản thứ ba, giả thiết như kịch bản 1 và giả thiết thêm giá thịt lợn tăng 15% vào cuối năm tác động vào CPI khoảng 0,63%; giá xăng dầu tăng 15% làm tăng CPI khoảng 0,64%; giá LPG tăng 15%, tăng CPI khoảng 0,18%. Dự báo CPI tháng 12/2018 so với tháng 12/2017 tăng 5,4%, CPI bình quân tăng khoảng 3,9%.
Từ những kịch bản này, để đảm bảo “neo” CPI năm 2018 như chỉ tiêu Quốc hội giao (dưới 4%), cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, địa phương về thời điểm và liều lượng điều chỉnh giá các mặt hàng do nhà nước quản lý.
Riêng với các mặt hàng xăng dầu và điện, Cục Quản lý giá đề nghị Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính điều hành giá xăng dầu trong nước theo quy định, sử dụng hợp lý Quỹ bình ổn giá với liều lượng thích hợp, giúp kiểm soát mặt bằng giá chung, có kịch bản ứng phó phù hợp nếu giá xăng dầu tiếp tục lên cao. Bộ Công Thương phối hợp với Tổng cục Thống kê đánh giá tác động (trực tiếp và gián tiếp) của việc điều chỉnh giá điện ngày 1/12/2017 đến chỉ số giá tiêu dùng các tháng đầu năm 2018.
Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, nglượng điều chỉnh giá những mặt hàng do nhà nước quản lý.ành, địa phương về thời điểm và liều |
Nguồn Báo Công Thương