Cụ thể, 3 tiêu chí xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam bao gồm: Tiêu chí 1: Chất lượng; Tiêu chí 2: Đổi mới sáng tạo; Tiêu chí 3: Năng lực tiên phong.
Đối với Tiêu chí 1. Chất lượng gồm 5 nội dung là: Áp dụng, duy trì hệ thống quản lý chất lượng (HTQLCL) ISO 9001; áp dụng, duy trì hệ thống quản lý tiên tiến (ISO 14001, SA 8000, VietGap, Global Gap... hoặc tương đương); công bố về chất lượng sản phẩm theo quy định của pháp luật; đầu tư duy trì chất lượng sản phẩm; các giải thưởng chất lượng. Mỗi nội dung có số điểm tối đa 60 điểm và tổng điểm tối đa của Tiêu chí 1 là 300 điểm.
Đối với Tiêu chí 2. Đổi mới sáng tạo gồm có 8 nội dung như: Chính sách khuyến khích đổi mới, sáng tạo; tổ chức công tác nghiên cứu và phát triển (R&D); các giải thưởng sáng tạo… Tổng điểm tối đa của Tiêu chí 2 là 180 điểm.
Đối với Tiêu chí 3. Năng lực tiên phong gồm có 14 nội dung như: Tầm nhìn doanh nghiệp; giá trị cốt lõi của doanh nghiệp; kế hoạch phát triển nguồn nhân lực; tầm nhìn thương hiệu; định vị thương hiệu; bảo vệ thương hiệu…… Tổng điểm tối đa của Tiêu chí 3 là 520 điểm
Việc xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam được thực hiện theo phương thức chấm điểm. Thang điểm đánh giá là 1.000 điểm. Tổng điểm quy định để một sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam là từ 650 điểm trở lên và điểm mỗi tiêu chí quy định đạt từ 60% trở lên.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 08/01/ 2020.
Theo Báo Chính Phủ