Đây cũng chính là nguyên nhân khiến công ty thép Tata của Ấn Độ phải rao bán mảng kinh doanh tại Anh, bao gồm cả nhà máy sản xuất chủ lực tại Port Talbot, xứ Wales. Công ty này cho biết họ không thể gánh được thêm những tổn thất tới từ nhu cầu thị trường trong nước yếu, chi phí sản xuất cao và các thị trường tại châu Âu tăng nhập khẩu từ các quốc gia khác như Trung Quốc.
Sau cuộc gặp với người đồng cấp của Trung Quốc, ngoại trưởng Anh – ông Philip Hammond – đã kêu gọi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đẩy nhanh các nỗ lực kiềm chế sản lượng thép. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết cuộc gặp của Ngoại trưởng Vương Nghị với ông Philip Hammond lại không hề đề cập tới vấn đề thép trong cuộc gặp.
Ông Hammond cho biết nước Anh đang tập trung hướng tới một tương lai bền vững cho ngành sản xuất thép và ông rất hoan nghênh những công ty tiềm năng của Trung Quốc đầu tư vào ngành sản xuất này tại Anh Quốc.
Sự giảm tốc của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đã khiến nhu cầu sử dụng thép giảm mạnh. Điều này đã khiến ngành công nghiệp này rơi vào tình trạng thừa cung.
Để phản ứng với vấn đề dư cung, Trung Quốc và Nga đã giảm giá mạnh và chuyển hướng thị trường sang khu vực châu Âu.
Sau khi nhận thấy tình trạng hàng ngàn nhân công ngành thép đang có nguy cơ bị mất việc trong khu vực, Liên minh châu Âu (EU) đã mở 3 cuộc điều tra về chống bán phá giá các sản phẩm thép của Trung Quốc trong tháng 2 và áp thuế nhập khẩu mới đối với mặt hàng này.
Ngày 9/4, Trung Quốc cho biết kế hoạch đóng cửa các nhà máy thép có thể giúp họ cắt giảm khả năng sản xuất đi 1,13 tỷ tấn cho tới năm 2020. Tuy nhiên, con số sản lượng dự kiến vẫn vượt xa nhu cầu trong nước.
Nguồn: Người Đồng Hành