Thứ Sáu, 22/11/2024 10:52:32 GMT+7
Lượt xem: 633

Tin đăng lúc 27-04-2023

Bánh coóc mò và loạt đặc sản Thái Nguyên thơm ngon khó cưỡng

Không chỉ là vùng đất giàu truyền thống lịch sử, Thái Nguyên còn là nơi nổi tiếng bởi nhiều đặc sản thơm ngon.
Bánh coóc mò và loạt đặc sản Thái Nguyên thơm ngon khó cưỡng
Bánh chưng Bờ Đậu

Bánh chưng Bờ Đậu

 

Bánh chưng Bờ Đậu là món ăn đặc sản của Phú Lương được rất nhiều người biết tới. Đây là loại bánh chưng truyền thống được làm từ gạo nếp đặc sản nên khi ăn rất dẻo và thơm ngon.

 

Để có được món bánh chưng nổỉ tiếng này, người dân nơi đây đã phải rất tỉ mỉ trong khâu chọn lựa nguyên liệu. Chính điều này đã tạo nên sự độc đáo và cuốn hút rất riêng cho món ăn. Gạo nếp dùng để làm nên món bánh chưng Bờ Đậu nhất định phải là loại gạo nếp vải, một trong những loại gạo đặc sản của Phú Lương (Thái Nguyên) khi ăn rất dẻo và thơm.

 

Đỗ xanh để làm nhân bánh cũng phải là loại đỗ quê bên trong màu vàng và vỏ phải mỏng, hạt phải đều. Có như vậy mới tạo nên món bánh chưng Bờ Đậu thơm ngon nức tiếng. Khi ăn sẽ cảm nhận hương thơm đặc trưng xen lẫn vị bùi bùi của đỗ, ngậy ngậy của thịt ba chỉ. 

 

Nem chua Đại Từ

 

Ghé thăm bất cứ khu chợ nào tại vùng đất Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, du khách cũng bắt gặp những sạp hàng bày bán nem chua. Đây là món ăn không thể thiếu trong các bữa cỗ, bữa nhậu hay bữa ăn gia đình. Nem chua Đại Từ khác những nơi khác từ nguyên liệu cho đến hương vị. Nem chua phải làm từ thịt mông thái sợi bằng tay, không được đem xay nhỏ như những nơi khác. 

 

 

Thưởng thức nem chua Đại Từ, bạn sẽ cảm nhận được vị chát nhẹ của lá ổi hòa quyện trong cái mềm ngọt, chua nhẹ của thịt, hương thơm của mùi lá chuối nướng vùi trong than củi…

 

Bánh coóc mò

 

Bánh được người Tày chế biến từ gạo nếp, loại gạo nếp cái hoa vàng được trồng trên nương, vừa dẻo vừa thơm. Gạo nếp được vo nhiều lần với nước lã cho đến khi nước trong lại rồi mới ngâm khoảng vài giờ cho mềm.

 

Lá gói bánh thường là lá dong hoặc lá chuối. Muốn bánh đẹp thì người làm phải cẩn thận chọn những chiếc lá xanh mướt, không bị sâu hay úa, đem về rửa sạch rồi phơi cho ráo.

 

 

Đến những chiếc lạt buộc cũng thể hiện sự tỉ mỉ của người làm bánh, cái nào cái nấy đều tăm tắp, mềm, dẻo và dai để gói bánh vừa đủ chặt mà lá không bị rách. Thường thì người Tày sẽ chọn thân cây giang hoặc thân cây mỡ để chẻ lạt. Bánh coóc mò có thể ăn không hoặc chấm cùng mật mía, mật ong.

 

Chè Tân Cương

 

Nhắc tới Thái Nguyên, người ta thường nghĩ ngay tới vùng đất trồng chè nổi tiếng. Bởi chè Tân Cương là loại đặc sản được rất nhiều người biết tới. Nó đã trở thành niềm tự hào của người dân nơi đây mà cứ hễ nhắc tới là người ta lại xuýt xoa khen ngợi.

 

 

Chè Duy Thịnh

 

Chè Thái Nguyên khi pha có màu vàng tươi và mùi thơm thì rất đặc trưng. Đặc biệt, vị chát vừa phải khiến bạn bị cuốn hút và say mê. Chính vì thế, cứ nói tới chè ngon là người ta thường nhắc ngay tới vùng đất này. Số lượng chè bán ra hàng năm là rất lớn. Bởi loại đặc sản này được phân phối trên khắp cả nước. Bên cạnh đó đây cũng là sản phẩm của Việt Nam được rất nhiều bạn bè quốc tế yêu thích.

 

 

Tương nếp Úc Kỳ

 

Tương nếp Úc Kỳ là đặc sản nổi tiếng của xã Úc Kỳ, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Sản phẩm được chế biến rất công phu, với kinh nghiệm được truyền lại từ nhiều thế hệ người dân Úc Kỳ.

 

 

Tương làm đúng cách có màu vàng sậm, sóng sánh, nhuyễn đặc, đậm mùi thơm của nếp và đỗ tương, khi ăn để lại hậu vị ngọt thanh. Tương Úc Kỳ có thể dùng làm gia vị chấm nhiều món ăn hoặc dùng để chế biến các món kho, hấp đều rất hấp dẫn. 

 

Bánh ngải

 

Để chế biến được món bánh ngải, đồng bào Tày dùng hai nguyên liệu chính là gạo nếp nương dẻo thơm và rau ngải. Ngải vốn là loại rau được người Tày trồng nhiều trong vườn nhà hoặc mọc hoang nhiều ở ven suối nên lúc nào cũng sẵn có. Người Tày thường lựa loại gạo nếp trồng trên nương rẫy, dẻo, trắng và thơm ngon để làm bánh.

 

 

Bánh ngải của người Tày có hương vị rất đặc biệt tưởng chừng như khó ăn mà thực sự không phải như vậy. Đó là sự kết hợp giữa thơm dẻo của bột nếp, vị mát, hơi tê tê không hề đắng của ngải cứu, dễ ăn và không ngấy; nhân đường và vừng ngọt đậm đà. Vị hăng hăng, thơm thơm rất lạ của lá ngải dung hòa cái dẻo, ngọt, thơm của nếp đường.

 

Theo Vietnamnet


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang