Vụ thu hoạch này sẽ kết thúc trong vài tuần tới tại vành đai cà phê Tây Nguyên, nơi sản xuất 80% sản lượng tại quốc gia sản xuất robusta lớn nhất thế giới này.
Ước tính việc thu hoạch hoàn thành 70% tại một số khu vự ở Đắk Lắk, tình trồng cà phê lớn nhất, trong khi khoảng 30 - 50% đã được thu hoạch tại các tình Tây Nguyên khác.
Các thương gia dự báo xuất khẩu tháng 12 tăng lên 150.000 tấn từ 120.000 tấn được ước tính trong tháng 11.
Một nhà kinh doanh tại công ty nước ngoài ở Thành phố Hồ Chí Minh cho biết “một phần khối lượng xuất khẩu trong tháng này sẽ vẫn là hạt cũ”.
Các nhà xuất khầu Việt Nam hiện nay tìm kiếm giao dịch chậm lại sau khi họ bán tích cực trong nửa đầu tháng 11 ở mức giá cao.
Trong đầu tháng 11, giá trong nước đã đạt mức cao nhất kể từ cuối tháng 3/2013, theo xu hướng tăng trên thị trường robusta kỳ hạn London.
Vào hôm 30/11 giá robusta kỳ hạn tháng 1 trên sàn ICE chốt phiên giảm 0,98% xuống 2.026 USD/tấn, do một phần đồng đô la mạnh hơn.
Mức trừ lùi của robusta Việt Nam loại 2 giảm xuống 40 - 60 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 3 trên sàn ICE. Một tuần trước giá cà phê loại này được chào ở mức thấp hơn 60 - 65 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 1.
Cà phê loại 1 sàng 16 tương tự như cà phê Sumatran được chào trong phạm vi ngang với giá kỳ hạn London hoạch ở mức cộng 10 USD/tấn.
Tuần trước, loại cà phê này đứng ở mức trừ lùi 10 - 15 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 1.
Tại Indonesia, mức cộng của robusta loại 4, 80% hạt khiếm khuyết tăng lên 50 - 60 USD/tấn so với hợp đồng tháng 1 do tồn trữ hạn hẹp, trong khi khách hàng đang chuyển sang robusta tại Việt Nam nơi vụ thu hoạch đang diễn ra, theo một nhà kinh doanh tại Bandar Lampung.
Indonesia đã xuất khẩu 22,284 tấn robusta từ khu vực trồng chính của họ tại Sumatra trong tháng 11, tăng 19% so với một năm trước, và lần tăng đầu tiên kể từ tháng 11/2015.
Nguồn Vitic(Theo Reuters)