Chủ Nhật, 24/11/2024 23:31:51 GMT+7
Lượt xem: 1548

Tin đăng lúc 05-07-2017

Campuchia sẽ là đối thủ cạnh tranh với xuất khẩu giày dép Việt Nam

Trong top 11-30 nguồn hàng xuất khẩu thì nổi lên có Campuchia và Bănglađét có thể sẽ là những đối đối thủ cạnh trạnh tiềm tàng của mặt hàng giày dép trong thời gian tới. Đây là hai quốc gia có lợi thế nhân công giá rẻ như Việt Nam, trong khi Ấn Độ tuy có lợi thế nhân công giá rẻ nhưng có vẻ như đà tăng trưởng đã chậm lại.
Campuchia sẽ là đối thủ cạnh tranh với xuất khẩu giày dép Việt Nam
Mười quốc gia xuất khẩu giày dép hàng đầu chiếm tới 75,3% thị phần trong đó đứng đầu là nguồn hàng từ Trung Quốc chiếm 35,4% và Việt Nam chiếm xấp xỉ 1/10 thị phần

Bộ Công Thương vừa giới thiệu thông tin về ngành hàng giày dép một số nước trên thế giới theo đó, kim ngạch xuất khẩu dệt may toàn cầu năm  2016 đạt tới 135 tỷ USD, tăng tới 83,3% so với 10 năm trước tức năm 2006.

 

Xu thế tăng trưởng chậm lại, tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2011-2016 đã thấp hơn rất nhiều so với giai đoạn 2006-2011. Trong giai đoạn 2006-2011, kim ngạch xuất khẩu giày. Trong đó, dép toàn cầu đã đạt tốc độ tăng bình quân 9,2% mỗi năm trong khi giai đoạn 2011-2016 chỉ còn tăng với tốc độ rất khiêm tốn là 3,4% mỗi năm.

 

Top 10 nguồn hàng xuất khẩu chiếm 3/4 thị phần. Mười quốc gia xuất khẩu giày dép hàng đầu chiếm tới 75,3% thị phần trong đó đứng đầu là nguồn hàng từ Trung Quốc chiếm 35,4% và Việt Nam chiếm xấp xỉ 1/10 thị phần, có lợi thế về gia công, nhân công giá rẻ, tiếp theo là các nhà xuất khẩu truyền thống, hàng hóa có thương hiệu, có uy tín đã được khẳng từ lâu là I-ta-lia (7,9%), Đức (4,5%), Bỉ (4,4%), xen kẽ có hàng giá rẻ từ In-đô-nê-xia (3,4%).

 

Xu thế tăng trưởng của nguồn hàng xuất khẩu từ Việt Nam vẫn được duy trì ở tốc độ rất cao với 14,8% trong giai đoạn 2011-2016, cao hơn cả giai đoạn 2006-2011, cũng có nghĩa Việt Nam vẫn đạt tốc độ tăng cao, bấp chấp xu thế tăng trưởng chung là tăng chậm lại. Bỉ là quốc gia thứ 2 trong top 10 duy trì được xu thế tăng như Việt Nam, nhưng cả quy mô và tốc độ thì cũng chỉ bằng phân nửa so với Việt Nam.

 

Tuy nhiên, đánh giá về đối thủ cạnh tranh tiềm tàng của Việt Nam, Bộ Công Thương cho biết, trong top 11-30 nguồn hàng xuất khẩu thì nổi lên có Campuchia và Băng-la-đét có thể sẽ là những đối đối thủ cạnh trạnh tiềm tàng của mặt hàng giày dép trong thời gian tới. Đây là hai quốc gia có lợi thế nhân công giá rẻ như Việt Nam trong khi Ấn Độ tuy có lợi thế nhân công giá rẻ nhưng có vẻ như đà tăng trưởng đã chậm lại.

 

Cùng với đó, Top 10 mặt hàng chiếm thị phần áp đảo, theo mã HS 6 số thì top 10 mặt hàng xuất khẩu toàn cầu chiếm tới 3/4 thị phần trong đó lớn nhất là mặt hàng mã số HS 640299 - Giày dép có đế ngoài và mũ bằng cao su hoặc nhựa trừ loại cổ cao quá mắt cá chân chiếm xấp xỉ 1/5 thị phần toàn cầu, đứng thứ hai là mặt hàng có mã số HS 640399 - Giày dép có đế ngoài bằng cao su, nhựa, da thuộc hoặc da tổng hợp và mũ bằng da thuộc trừ loại cổ cao quá mắt cá chân cũng chiếm xấp xỉ 1/5 thị phần và đứng thứ ba là 640419 - Giày dép có đế ngoài bằng cao su hoặc plastic và mũ bằng vật liệu dệt trừ giày dép thể thao chiếm 15,4% thị phần toàn cầu năm 2016.

 

Tất cả các mặt hàng top 11-20 có thị phần từ 0,5% đến dưới 2% trong đó lớn nhất là  640219: Giày dép khác có đế ngoài và mũ bằng cao su hoặc nhựa trừ giày dép không thấm nước chiếm 1,9% thị phần, kế tiếp là 640220: Giày dép có đế ngoài và mũ bằng cao su hoặc nhựa, có đai hoặc dây gắn mũ giày với đế bằng chốt cài chiếm 1,8%, 640340: Giày dép có đế ngoài bằng cao su, nhựa, da thuộc hoặc da tổng hợp và mũ giày bằng da thuộc, có mũi bằng kim loại để bảo vệ chiếm 1,8% và  640351: Giày dép có đế ngoài bằng cao su, nhựa, da thuộc hoặc da tổng hợp và mũ giày bằng da thuộc, cổ cao quá mắt cá chân chiếm 1,7%.

 

Cùng với đó, theo Bộ Công Thương top 10 thị trường nhập khẩu giày dép toàn cầu chiếm tới 6/10 thị phần hay 60,8% trong đó lớn nhất là Hoa Kỳ chiếm xấp xỉ hơn 1/5 thị phần (20,6%), Đức chiếm 8,7%, Pháp, Vương Quốc Anh và I-ta-lia mỗi nước chiếm trên dưới 5%. 

 

Xu thế tăng trưởng nhập khẩu chậm lại, cũng tương tự như xu thế tăng trưởng xuất khẩu (thực chất là như nhau). Giai đoạn 2006-2011, kim ngạch xuất khẩu toàn cầu tăng bình quân 13,8% trong khi giai đoạn 2011-16 chỉ tăng 2,1% mỗi năm.

 

Thị trường nhập khẩu lớn chủ yếu là các quốc gia phát triển, chỉ duy nhất có Hồng Công là lãnh thổ duy nhất thuộc Châu Á, đứng trong top 10 thị trường nhập khẩu giày dép năm 2016.

 

Nguồn Thời báo Kinh doanh


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang