Đánh giá về biểu giá đang xin ý kiến, ông Trần Tuệ Quang - Phó Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực cho biết, việc sửa đổi biểu giá điện là cần thiết, phù hợp với các cơ chế, chính sách cũng như thực tế mức tiêu dùng điện của người dân.
Ông Trần Tuệ Quang - Phó Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực, Bộ Công Thương.
"Định hướng giảm bớt số bậc, thu hẹp rộng giá bán lẻ sinh hoạt với số bậc phù hợp với mức chênh lệch hợp lý và hạn chế tối đa tác động đến các hộ sử dụng điện có mức tiêu thụ điện thấp và trung bình. Như vậy, với nguyên tắc đó chúng ta có thể thấy đối với những đối tượng mà có mức sử dụng thấp, có mức sử dụng điện trong tháng ít thì sẽ không bị ảnh hưởng. Đối với phương án của 5 bậc so với phương án 6 bậc thì tiền điện các hộ sinh hoạt có mức sử dụng 711kw/h/ tháng trở lên thì lúc đấy phải tăng thêm tiền điện đối với phương án 5 bậc và mức sử dụng của các hộ dưới 710kw/h/ tháng thì tiền điện trả hàng tháng không đổi hoặc giảm. Còn đối với phương án 4 bậc, có hai nhóm bị ảnh hưởng, nhóm thứ nhất có mức tiêu thụ từ 119-232kw/h/ tháng/ hộ gia đình thì nhóm đấy bị ảnh hưởng và mức tiền điện tăng thêm khoảng 12.000 nghìn đồng/ tháng đối với 1 hộ".
Về lộ trình xây dựng kế hoạch cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện, ông Quang cho rằng, các phương án cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện theo đề xuất cần được xem xét một cách thận trọng trên cơ sở đánh giá tác động, có lộ trình cụ thể và tham khảo ý kiến rộng rãi của các bộ, ngành, của các cơ quan, doanh nghiệp, hiệp hội, người dân là những đối tượng chịu tác động trực tiếp của chính sách. Trên cơ sở đó, Bộ Công Thương đã có các công văn gửi các đơn vị để lấy ý kiến về các phương án cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện. Sau khi nhận được ý kiến góp ý, Bộ sẽ tổng hợp, hoàn thiện dự thảo Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg theo quy định.
"Thực tế mức tiêu dùng điện của người dân có thay đổi theo thời gian và việc nghiên cứu xem xét giao điện sinh hoạt hiện nay là cần thiết để phù hợp với thực tế tiêu thụ điện đó, cũng như có điều chỉnh, một số điểm liên quan việc cấp điện áp của các điện giá để phù hợp với các quy định của Chính phủ, các cơ quan có thẩm quyền cũng như chúng ta đã có những khách hàng mua điện cho sản xuất với cấp điện áp từ 220V trở lên cũng đã xuất hiện. Vì vậy, tất cả các yếu tố đấy yêu cầu chúng ta phải sửa đổi cơ cấu điện giá mang lại điện trong dự thảo quyết định của Thủ tướng".
Về cơ cấu biểu giá điện, lãnh đạo Bộ Công Thương cũng cho biết thêm, hiện Bộ đang đề nghị xem xét Phương án giá điện cho sinh hoạt theo các mục tiêu như: đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh; giá bán lẻ điện bình quân cho sinh hoạt đảm bảo cho EVN thực hiện giá bán lẻ điện bình quân được duyệt; đảm bảo thuận lợi cho hộ sử dụng điện cũng như thuận lợi cho quản trị doanh nghiệp; đảm bảo nâng cao tính công khai, minh bạch trong việc thực hiện giá bán điện; khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả và công bằng xã hội.
Nguồn: Chinhphu.vn