Thứ Hai, 25/11/2024 12:13:56 GMT+7
Lượt xem: 6036

Tin đăng lúc 06-01-2018

Cán cân xuất siêu vẫn nghiêng mạnh về khu vực FDI

Mặc dù kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt mức kỷ lục trong năm 2017, tuy nhiên, cán cân xuất siêu vẫn nghiêng mạnh về khu vực FDI (chiếm tỷ trọng 73%) vẫn là điều đáng bàn và khó có thể cải thiện trong một sớm một chiều.
Cán cân xuất siêu vẫn nghiêng mạnh về khu vực FDI

Bức tranh sáng của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2017 là tăng trưởng xuất khẩu, không chỉ bởi con số trên 200 tỷ USD mà xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam (theo xếp hạng của WTO) đã tăng lên rõ rệt, từ vị trí thứ 50 lên vị trí thứ 26 trong 10 năm qua.

 

Cụ thể, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm vừa qua ước tính đạt 213,77 tỷ USD, tăng 21,1% so với năm trước, đây là mức tăng cao nhất trong nhiều năm qua. Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2017 tăng 17,6%.

 

Về cơ cấu kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm nay, nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản đạt 106 tỷ USD, tăng 32,4% so với năm trước và chiếm 49,6% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu; nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp đạt 79,6 tỷ USD, tăng 11,7% và chiếm 37,2%; nhóm hàng nông, lâm sản đạt 19,8 tỷ USD, tăng 9% và chiếm 9,3%; hàng thủy sản ước tính đạt 8,4 tỷ USD, tăng 18,5% và chiếm 3,9%.

 

Về thị trường hàng hóa xuất khẩu, Hoa Kỳ vẫn là thị trường dẫn đầu với 41,5 tỷ USD, tăng 8% so với năm 2016. Tiếp đến là EU đạt 38,3 tỷ USD, tăng 12,8%; Trung Quốc đạt 35,3 tỷ USD, tăng 60,6%; thị trường ASEAN đạt 21,7 tỷ USD, tăng 24,5%; Nhật Bản đạt 16,8 tỷ USD, tăng 14,2%; Hàn Quốc đạt 15 tỷ USD, tăng 31,1%.

 

Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC) đánh giá cao những thành quả mà xuất khẩu đã đạt được trong năm 2017. Đặc biệt, ngành nông nghiệp xuất siêu khoảng 7 tỷ USD là tín hiệu rất đáng mừng. Điều này cho thấy doanh nghiệp Việt Nam đang đi đúng hướng khi đầu tư vào nông nghiệp và coi trọng chất lượng thay vì chạy theo số lượng.

 

Tuy nhiên, cán cân xuất siêu vẫn nghiêng mạnh về khu vực FDI (chiếm tỷ trọng 73%) vẫn là điều đáng bàn và khó có thể cải thiện trong một sớm một chiều. Bên cạnh đó, chính sách bảo hộ thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng là một nguy cơ đối với khả năng xuất siêu của Việt Nam sang thị trường Mỹ trong thời gian tới.

 

Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia (NFSC) cũng cho rằng, cơ cấu xuất khẩu theo khu vực kinh tế tiếp tục phản ánh thương mại của Việt Nam phụ thuộc lớn vào khối doanh nghiệp FDI khi khu vực này tiếp tục có mức thặng dư thương mại cao (11 tháng/2017 thặng dư 26,2 tỷ USD), trong khi khối doanh nghiệp trong nước ghi nhận mức thâm hụt lớn (11 tháng/2017 thâm hụt 23,4 tỷ USD).

 

“Thương mại toàn cầu nói chung và xuất khẩu của Việt Nam nói riêng trong năm 2018 sẽ chịu tác động bởi sự thay đổi chính sách thương mại của Mỹ” – NFSC nhận định.

 

Nguồn Enternews


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang