Thứ Ba, 14/01/2025 22:12:44 GMT+7
Lượt xem: 618

Tin đăng lúc 29-12-2024

Cần kiểm tra, xử lý những trang mạng quảng cáo sản phẩm “Sữa hạt trị gout Hoa Nhất” có tác dụng giống như thuốc

Sữa hạt Hoa Nhất đang được nhiều trang mạng, nhất là các trang Facebook quảng cáo như thuốc “chữa khỏi hẳn bệnh Gout”. Trong khi đó, sản phẩm Sữa hạt Hoa Nhất chỉ là thực phẩm bổ sung – Thực phẩm bổ sung Hoa Nhất. Sản phẩm thực phẩm bổ sung Hoa Nhất thuộc diện tự công bố, không phải là thực phẩm bảo vệ sức khỏe, không phải là thuốc chữa bệnh.
Cần kiểm tra, xử lý những trang mạng quảng cáo sản phẩm “Sữa hạt trị gout Hoa Nhất” có tác dụng giống như thuốc
Thực phẩm bổ sung - Sữa hạt Hoa Nhất quảng cáo gây nhầm lẫn như một loại thuốc chữa bệnh Gout

Theo Bản tự công bố sản phẩm số 12/OTIS/2024, của Công ty CP thương mại quốc tế OTIS Việt Nam (Địa chỉ: Tầng 4, Số 7A, đường Lê Đức Thọ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Tp. Hà Nội) sản phẩm có tên gọi là Thực phẩm bổ sung Hoa Nhất.

 

Tuy là thực phẩm bổ sung, nhưng hiện nay, trên nhiều trang mạng đã và đang sử dụng hình ảnh nhiều nghệ sĩ, diễn viên, người mặc giống bác sĩ,… quảng cáo sản phẩm Thực phẩm bổ sung Hoa Nhất giống như thuốc chữa bệnh Gout hiệu quả, triệt để.

 

https://fb.watch/wMkDwMfNst/?mibextid=Nif5oz

 

https://fb.watch/wMk97n4WzS/?mibextid=Nif5oz

 

https://www.facebook.com/profile.php?id=61563939412530&mibextid=ZbWKwL

 

https://www.facebook.com/profile.php?id=61563161425728&mibextid=ZbWKwL

 

 

Các trang Facebook sử dụng hình ảnh nghệ sĩ Chiến Thắng quảng cáo sản phẩm Sữa hạt Hoa Nhất như thuốc chữa bệnh Gout. Ảnh cắt từ clip quảng cáo

 

Các trang mạng này quảng cáo với các nội dung như: Dứt điểm Gút sau 20 ngày, xẹp Tophi, không cần mổ, khỏi là khỏi hẳn. Đơn cử như tại trang Facebook: “Sữa hạt Hoa Nhất – Đặc trị gout số 1 Hoa Kỳ” có đăng tải clip Nghệ sĩ Chiến Thắng quảng cáo sản phẩm với các nội dung như: Sau hơn một tuần sử dụng Sữa hạt trị gout Hoa Nhất, Chiến Thắng thấy các cơn đau nhức ở các ổ khớp đầu gối, khớp ngón chân, ngón tay không còn nữa. Sau một tháng đứng lên, ngồi xuống, đi đứng nhẹ tênh. Chỉ số axit uric giảm xuống chỉ số an toàn, từ hơn 7 chấm xuống còn 3 chấm. Các khớp ngón chân hết hẳn sưng, hết hẳn đỏ, dứt điểm gout đến tận bây giờ.

 

Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định: Nội dung quảng cáo phải phù hợp với công dụng, tác dụng của sản phẩm đã được công bố trong bản công bố sản phẩm. Không sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế để quảng cáo thực phẩm.

 

Luật Quảng cáo số 25/VBHN-VPQH, ngày 16/9/2024, có quy định các hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo: Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố.

 

Căn cứ vào những quy định nêu trên, có thể thấy những nội dung quảng cáo tại các trang mạng nêu trên có nhiều dấu hiệu không phù hợp với những quy định hiện hành.

 

Bên cạnh đó, theo thông tin của Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh gout là một bệnh khớp sinh ra do rối loạn chuyển hoá các nhân purin, dẫn đến tăng acid uric máu. Đây là bệnh lý cơ xương khớp đứng hàng thứ 4 tại bệnh viện Bạch Mai. Các nguyên nhân dẫn đến bệnh Gout như: Béo phì, rối loạn chuyển hóa, do gen, do bệnh lý về thận, do dùng dược phẩm kéo dài,… Bệnh gout có thể tạo nên các biến chứng như: Nổi hạt tophi, sỏi urat thận, viêm thận kẽ, viêm đài bể thận, nhiễm trùng hệ tiết niệu,…

 

 

Các trang mạng sử dụng hình ảnh nhiều nghệ sĩ để quảng cáo sản phẩm Sữa hạt trị gout Hoa Nhất. Ảnh cắt từ các trang mạng

 

Như vậy, bệnh Gout có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm. Người bị bệnh Gout cần đến các cơ sở y tế để được khám chữa theo phác đồ phù hợp. Không nên tự ý tìm mua những sản phẩm không rõ ràng để sử dụng, nhằm tránh gặp phải những biến chứng khó lường.

 

Chưa thể khẳng định những trang mạng quảng cáo gây nhầm lẫn sản phẩm thực phẩm bổ sung giống như thuốc nêu trên là của Công ty CP thương mại quốc tế OTIS hay không? Nhưng những trang mạng đó đều sử dụng công bố, chứng nhận, tên Công ty CP thương mại quốc tế OTIS để quảng cáo với hình thức nội dung tương tự nhau. Những trang mạng này có hàng chục nghìn, thậm chí hàng trăm nghìn lượt người quan tâm, like, share. Chứng tỏ, những nội dung quảng cáo đó đã đánh trúng tâm lý tìm kiếm sản phẩm để chữa bệnh Gout của người tiêu dùng. Không biết đã có bao nhiêu người tin vào những quảng cáo lừa dối đó để mua hàng?

 

Thời gian qua, các cơ quan chức năng đã kiểm tra, xử phạt nhiều cá nhân, doanh nghiệp quảng cáo sản phẩm vi phạm các quy định pháp luật, đồng thời buộc gỡ bỏ nội dung quảng cáo không phù hợp. Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng cần nhanh chóng xác minh làm rõ, kịp thời xử lý những trang mạng đã và đang quảng cáo sản phẩm “Sữa hạt trị gout Hoa Nhất” như thuốc chữa bệnh. Bên cạnh đó, Công ty CP thương mại quốc tế OTIS cần có những thông tin rõ ràng về sản phẩm, công dụng sản phẩm, cũng như chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng để kiểm tra, xỷ lý những trang mạng đã nêu. Việc phối hợp kiểm tra, xử lý các trang quảng cáo sản phẩm hực phẩm Sữa hạt Hoa Nhất giống như thuốc không chỉ khẳng định thương hiệu của Công ty CP thương mại quốc tế OTIS mà còn giúp người tiêu dùng Thủ đô và cả nước có thông tin chính xác về sản phẩm, không mua và dùng phải sản phẩm không như mong muốn.

 

MNK


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang