Mẫu chai có nguồn gốc 100% thực vật mới của Coca-Cola được làm từ paraxylen gốc thực vật (bPX) và sử dụng một quy trình mới của Virent - đã được chuyển đổi thành axit terephthalic có nguồn gốc thực vật (bPTA). Là vật liệu đóng gói đồ uống đầu tiên làm từ bPX và được sản xuất ở quy mô lớn, mẫu chai mới báo hiệu bước thay đổi trong khả năng thương mại hoá của vật liệu sinh học.
Coca-Cola cũng đồng sở hữu quy trình sản xuất bMEG với công ty Changchun Meihe Science & Technology. Thông thường, bMEG được sản xuất bằng cách chuyển mía hoặc ngô thành cồn sinh học làm chất trung gian, sau đó chuyển thành glycol sinh học để tạo ra những loại chai như PlantBottle. Giờ đây, công nghệ mới cho phép Coca-Cola sử dụng nhiều loại nguyên liệu tái tạo hơn trong quá trình sản xuất. Các nguyên liệu thô như phế thải lâm nghiệp hoặc phụ phẩm nông nghiệp có thể trực tiếp tạo ra cồn sinh học mà không cần lương thực - nguồn cung thiếu ổn định như trước, dẫn đến một quy trình đơn giản hơn.
Sự đổi mới lần này của Coca-Cola nhằm hướng tới mục tiêu sử dụng ít hơn 3 triệu tấn nhựa từ các nguồn gốc dầu vào năm 2025. Coca-Cola đang nỗ lực tái tạo toàn bộ vòng đời bao bì sản phẩm, từ cách tái chế bao bì, giảm thiểu việc sử dụng nguyên liệu hóa thạch đến xây dựng hệ thống tái nạp. Ngoài ra, công ty còn cam kết sẽ thu gom và tái chế mọi bao bì sản phẩm mà công ty đã bán ra trên toàn cầu vào năm 2030, nhằm đảm bảo không có bao bì nào trở thành chất thải.
PV