Thực phẩm là một trong những ngành công nghiệp quan trọng nhất đối với loài người. Mọi sinh vật sống trên hành tinh này đều sống phụ thuộc vào đồ ăn. Thực phẩm tạo nên cuộc sống tinh thần của chúng ta: Những bữa sáng muộn ngày chủ nhật, bữa tối với gia đình và bạn bè, nấu nướng…
Tất cả đều là những hoạt động để giao thiệp và chúc tụng. Chúng ta chia sẻ cùng một thứ có thể gây tác động đáng kể lên biến đổi khí hậu, chính là đồ ăn.
Nhưng những gì chúng ta đang hấp thụ cũng cho thấy sức khỏe của hành tinh và cách khủng hoảng môi trường đang diễn ra ngay trong hôm nay.
Tại sao ư? Vì thói quen sản xuất và tiêu thụ thực phẩm của chúng ta đã trở thành những nhân tố chính thúc đẩy biến đổi khí hậu, gây thiếu nước sạch, chiếm diện tích đất, gây mất đa dạng sinh học, xói mòn đất, chặt phá rừng và cạn kiệt nguồn thực phẩm.
Rõ ràng là hành tinh không thể tiếp tục nuôi dưỡng thói quen ăn uống hiện tại của chúng ta được nữa. Chúng ta cần những thay đổi từ nền tảng một cách nhanh chóng.
Hầu hết nhà môi trường sẽ nói với bạn rằng một trong những cách tốt nhất để giảm dấu chân carbon của bản thân và giúp đỡ hành tinh là ăn thuần chay, nhưng hẳn bạn sẽ thấy việc đó rất khó.
[...] Chúng ta cũng cần cân nhắc thay cho hàng triệu người đang sống phụ thuộc vào nghề chăn nuôi hoặc phải ăn thịt vì hạn chế địa lý và thiếu lựa chọn thay thế.
Hy vọng rằng cả thế giới chuyển sang ăn chay ngay lập tức là phi thực tế, dù là nhân danh khí hậu. Nhưng trở thành một người ăn chay thì sao? Hoặc ăn bán chay? Hoặc chỉ ăn rau và thủy, hải sản? Danh sách các chế độ ăn vẫn còn rất dài. Và những từ này có nghĩa là gì nhỉ?
Các chế độ ăn uống khác nhau
Ăn tạp: Những người ăn thịt, cá, chế phẩm từ sữa cũng như rau củ.
Ăn bán chay: Những người ăn chế độ chủ yếu là chay nhưng thỉnh thoảng ăn thịt hoặc cá.
Ăn chay đạo đức: Những người ăn với thực đơn chính là rau củ và cá. Họ cũng ăn các thực phẩm làm từ sữa, trứng, mật ong và thực phẩm có nguồn gốc từ động vật nhưng những con vật đó không bị giết.
Ăn chay: Những người có chế độ ăn chính là rau củ và cũng sử dụng sữa, trứng, mật ong và thực phẩm có nguồn gốc từ động vật nhưng những con vật đó không bị giết.
Ăn thuần chay: Người ăn chế độ chủ yếu là rau củ và không dùng bất kì sản phẩm nào có nguồn gốc từ động vật (như sữa, trứng, mật ong).
Bức tranh rộng lớn hơn về thực phẩm
Các trào lưu vẫn đến và đi cùng với cơn sốt về sức khỏe và lời đảm bảo từ những người có sức ảnh hưởng, nhưng những cuộc thảo luận về khí hậu và thực phẩm có phạm vi lớn hơn chứ không chỉ xoay quanh chuyện ăn thịt và quyền lợi cho động vật.
Đánh giá lại chế độ ăn của bạn là một trong những cách dễ dàng nhất để cứu lấy hành tinh.
Chúng ta nên ăn gì để giảm bớt sự tàn phá của chính bản thân lên môi trường, đồng thời giảm những căn bệnh liên quan tới chế độ ăn uống và hỗ trợ sinh kế của mọi người mới nên là chủ đề chính khi thảo luận về thực phẩm.
Chỉ cần một chút điều chỉnh với những món ăn hàng ngày, bạn đã có thể tăng khả năng ứng phó trước khủng hoảng khí hậu bằng những gì nằm ngay trên mâm và khiến từng miếng một đều đáng giá. Tuyệt quá nhỉ? [...]
Ngành thực phẩm đang thành công (hơn các ngành công nghiệp khác) trong sản xuất các sản phẩm hữu cơ có nguồn gốc tại địa phương. Dường như các nhà sản xuất hữu cơ đang khích lệ và cố gắng truyền tải cho người tiêu dùng thông điệp ẩn về việc tự chăm sóc bản thân.
Để đánh giá mối quan hệ của bạn với thực phẩm, hãy bắt đầu cân nhắc hai câu hỏi rất cơ bản sau: "Bạn có biết thức ăn của bạn đến từ đâu không (ngoài việc từ giá kệ để hàng của siêu thị)?" và "Bạn có biết những hệ quả môi trường của những thứ bạn ăn và uống không?".
Theo Zing.vn