Thứ Bẩy, 23/11/2024 09:51:18 GMT+7
Lượt xem: 16671

Tin đăng lúc 25-08-2017

Chi hội Chiếu sáng khu vực Nam Trung Bộ - Tây Nguyên: “Không tiết kiệm ánh sáng mà tiết kiệm năng lượng”

Cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội khu vực 12 tỉnh, thành phố khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên, lĩnh vực chiếu sáng đã có những bước tiến mạnh mẽ cả về lượng và chất. Chi hội Chiếu sáng khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên được thành lập theo Quyết định số 60/QĐ-HCSVN, ngày 25/8/2015 thuộc Hội chiếu sáng Việt Nam và đã tổ chức Đại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2015-2020.
Chi hội Chiếu sáng khu vực Nam Trung Bộ - Tây Nguyên:  “Không tiết kiệm ánh sáng mà tiết kiệm năng lượng”
TP Nha Trang về đêm

Theo ông Đỗ Đình Phương – Giám đốc Công ty CP Công viên  Cây xanh & Chiếu sáng đô thị thành phố Quy Nhơn, Chủ tịch Chi hội Chiếu sáng khu vực Nam Trung Bộ - Tây Nguyên: Từ ngày thành lập, Chi hội có 22 hội viên, gồm 12 đơn vị quản lý, vận hành hệ thống điện chiếu sáng công cộng; 10 đơn vị tư vấn, sản xuất kinh doanh, dịch vụ; đến nay Chi hội có 28 hội viên.

 

Từ những chủ trương sát, đúng... trở thành hiện thực

 

Năm 2016 và 6 tháng đầu năm 2017, bước vào năm thứ 3, Chi hội Chiếu sáng khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên thực hiện Nghị quyết Đại hội chuyên ngành lần thứ nhất cùng những thách thức mới và thuận lợi đan xen.

       

Với nhận thức chung: Không chỉ là chiếu sáng cho mỹ quan đô thị mà ánh sáng cần cho hầu hết các hoạt động phát triển kinh tế xã hội trên các lĩnh vực an ninh trật tự, văn minh, an toàn giao thông, môi trường, phát triển giáo dục và ngành nghề... Chính vì thế, hành lang pháp lý về chiếu sáng đã được Chính phủ tạo lập và ban hành từ những ngày đầu công cuộc đổi mới đất nước.

      

Nghị định số 79/2009/NĐ-CP ngày 28/9/2009 của Chính phủ về quản lý chiếu sáng đô thị; Nghị định số 130/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công,Quyết định số 1847/QĐ-TTg ngày 11/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt định hướng phát triển chiếu sáng đô thị Việt Nam đến năm 2025, hiện nay Quyết định số 1659/QĐ-TTg, ngày 07/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ cũng đã Phê duyệt chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012-2020 và đang được triển khai thực hiện một cách tích cực ở hầu hết các địa phương trong cả nước. Theo đó, khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên đã có những chuyển động khả quan trong chiếu sáng cả đô thị và nông thôn.

 

Hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên được bố trí lắp đặt ở các đô thị và rải rác ở các vùng ven có tất cả 205.000 điểm sáng với tổng chiều dài 6.400 km, tăng 11% so với năm 2016, trong đó:

         

Riêng chiếu sáng đường phố có 140.000 bộ đèn cao áp các loại và đèn LED, công suất nhỏ nhất 70W, công suất lớn nhất 1.000W được thiết kế theo tiêu chuẩn chiếu sáng nhân tạo đường phố, quảng trường đô thị, tỷ lệ chiếu sáng đường phố chính đạt khoảng 81%.

         

Trong phong trào chiếu sáng đường quê, đã có 61.000 bộ đèn cao áp, đèn LED và compact huỳnh quang, công suất nhỏ nhất 24W, công suất lớn nhất 100W, đường làng ngõ xóm đã bừng lên ánh sáng hạnh phúc trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, tuy tỷ lệ chiếu sáng ngõ xóm mới đạt khoảng 45%.

 

         

 

TP Đà Nẵng về đêm

 

Có thể nói, với sự chỉ đạo của chính quyền địa phương và hoạt động có hiệu quả của từng Chi hội chiếu sáng, toàn vùng đã cơ bản khép kín và chan hòa ánh sáng. Tiêu biểu như Thành phố Đà Nẵng có một số công trình chiếu sáng mỹ thuật nỗi bật: Sông Hàn, cầu Thuận Phước, cầu Rồng, cầu vượt ngã ba Huế, tòa nhà Trung tâm hành chính. Thành phố Nha Trang có hệ thống chiếu sang sử dụng đen LED tòa nhà UBND thành phố, Thành ủy Nha Trang. Quy Nhơn có các cụm chiếu sáng tòa nhà UBND thành phố, uỷ Quy Nhơn, tượng đài Quang Trung, tượng đài Trần Hưng Đạo và tháp đôi; thành phố Buôn Ma Thuột ánh sáng về đêm đã tôn lên vẻ đẹp của tượng đài Chiến Thắng… và hệ thống đèn trang trí trên các tuyến đường phố của các đô thị trong khu vực… 

         

Ánh sáng đã về với hầm đường bộ Hải Vân nối liền thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế, chiếu sáng hầm đường bộ Đèo Cả nối hai tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên.

         

Đến những giải pháp “tiết kiệm năng lượng mà vẫn sáng hơn”

        

Điểm nổi bật trong vận hành hệ thống chiếu sáng tại các địa phương trong khu vực thời gia qua là đã ứng dụng công nghệ chiếu sáng hiện đại và thiết bị tiết kiệm năng lượng một cách khả quan.

      

Các Chi hội chiếu sáng đã phối hợp tốt với chính quyền địa phương, các Công ty Điện lực tỉnh triển khai thực hiện Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, ngày 17/6/2010, Quốc hội khoá XII; Nghị định số 21/2011/NĐ-CP ngày 29/3/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Chỉ thị số 171/CT-TTg ngày 26/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện tiết kiệm điện và các văn bản hướng dẫn của các Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên & Môi trường... Qua đó, các hoạt động kiểm tra, đánh giá chế độ chiếu sáng công cộng theo các tiêu chuẩn chiếu sáng hiện hành, đảm bảo nguyên tắc chiếu sáng hiệu quả, tiết kiệm.

         

Việc sử dụng thiết bị chiếu sáng hiệu quả cao (đèn 2 cấp công suất, đèn LED tiết kiệm điện), được đưa vào nghiên cứu sử dụng thiết bị chiếu sáng sử dụng năng lượng mặt trời.

         

Hầu hết các địa phương trong vùng đã áp dụng hệ thống thiết bị điều khiển tự động đóng cắt đảm bảo chiếu sáng hợp lý theo thời gian ban đêm cho các hệ thống chiếu sáng công cộng.

 

         

 

Đường làng ở tỉnh Kon Tum được thắp thắp sáng

 

Trong thời gian thực hiện Giờ trái đất, cao điểm tiết kiệm điện mùa khô, nhiều địa phương đã vận hành hệ thống chiếu chiếu sáng theo phương thức cắt đèn xen xen kẽ, cắt cưỡng bức vào giờ thấp điểm còn gọi là giải pháp tình thế, 2 đèn tắt 1 đèn đỏ, hoặc 2 đỏ 1 tắt.

         

Về giải pháp xây dựng Trung tâm điều khiển thành phố Đà Nẵng, Quy Nhơn đang triển khai các bước phê duyệt và lắp thí điểm trong phạm vi nhỏ; thành phố Tam Kỳ - tỉnh Quảng Nam đang lắp đặt vận hành, giải pháp công nghệ mới thành phố Đà Nẵng ứng dụng thành công, hiệu quả về ánh sáng rất cao, có nhiều ưu điểm nổi bật so với các  loại đèn truyền thống đã và đang còn sử dụng, đó là giải pháp lắp đặt đèn theo công nghệ LED.

 

 Ưu điểm của loại đèn LED này là hiệu suất phát quang cao, tiêu tốn ít điện năng, không ô nhiễm môi trường, tuổi thọ cao. Nhược điểm là giá thành đắt, tiêu chuẩn cho bộ đèn Led chưa được ban hành. Hiện nay, toàn khu vực đã có 20.000 bộ đèn led đang vận hành, chiếm tỷ lệ 13,1% hệ thống, riêng thành phố Đà Nẵng có đến 12.500 đèn Led dùng cho chiếu sáng đường phố, ngõ xóm, công viên vườn hoa và các công trình kiến trúc.

 

Nhờ áp dụng các biện pháp tiết kiệm điện với tinh thần: “Không tiết kiệm ánh sáng mà tiết kiệm năng lượng”, “Chiếu sáng hiệu quả”, các địa phương đã tiết kiệm bình quân ≥5% so với năm 2016, giảm chi phí cho ngân sách, được cán bộ nhân dân đồng tình hưởng ứng.

      

Tầm nhìn mới cho chiếu sáng tương lai

 

     

 

TP Quy Nhơn về đêm

 

Triển khai Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc nhiệm kỳ III của Hội Chiếu sáng Việt Nam, Nghị quyết của Chi hội Chiếu sáng khu vực Nam Trung Bộ -Tây Nguyên nhiệm kỳ 2015-2020, năm 2018 và những năm đến, chúng ta còn phải đối mặt với những khó khăn, thách thức, các hội viên cần nhanh chóng nắm bắt thời cơ, vận hội mới, tranh thủ mọi nguồn lực, sự lãnh đạo của các cấp chính quyền địa phương, sự liên kết giữa các chi hội thành viên để vượt qua những thách thức, cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ, thúc đẩy công tác quy hoạch, đầu tư, quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng đô thị nói riêng và chiếu sáng nói chung theo hướng tiết kiệm hiệu quả với phương châm “không tiết kiệm ánh sáng mà tiết kiệm năng lượng”, góp phần vào sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội của địa phương. Trong đó tuyên truyền, phổ biến rộng rãi kiến thức về khoa học, công nghệ, quản lý chiếu sáng cho các tổ chức và nhân dân trên các lĩnh vực. Đề xuất với Nhà nước ban hành cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy ngành chiếu sáng phát triển tương xứng với sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, tiến đến đạt trình độ ngang tầm các đô thị lớn trong cả nước và từng bước với các nước trong khu vực và thế giới. Tiếp tục thực hiện chủ trương tiết kiệm của Nhà nước, vận động hội viên thực hiện Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của Quốc hội ban hành và các chỉ thị, văn bản hướng dẫn khác của Chính phủ, của các bộ ngành về sử dụng điện tiết kiệm. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ và thiết bị chiếu sáng mới vào thực tiễn để không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chiếu sáng. Mở rộng quan hệ hợp tác với các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức trong và ngoài khu vực để trao đổi kinh nghiệm, đẩy mạnh hợp tác về lĩnh vực chiếu sáng công cộng. 

 

Hội cần phối hợp với địa phương tổ chức hội thảo chuyên đề: Chiếu sáng xanh, chiếu sáng học đường, đèn đánh bắt xa bờ, chiếu sáng trong nông nghiệp,… Sử dụng năng lượng sạch (năng lượng gió, mặt trời,…); Lắp đặt trình diễn đèn led ở một số tuyến đường tại một số địa phương.

 

Trong hội nhập quốc tế hiện nay, lĩnh vực chiếu sáng của nước ta vừa phải bắt kịp công nghệ hiện đại của thế giới, vừa tạo lập và giữ vững được bản sắc Việt Nam, ánh sáng hòa hợp với tâm hồn, với thuần phong mỹ tục của Việt Nam, không thể hòa tan theo các đô thị phương Tây, không để xảy ra tình trạng ô nhiễm ánh sáng, hủy hoại môi trường sống bằng ánh sáng.

 

Qua Hội nghị thường niên, Chi hội Chiếu sáng khu vực Nam Trung Bộ - Tây Nguyên tại Quy Nhơn lần này (26/8/2017), các hội viên như được tiếp thêm sức mạnh và quyết tâm thực hiện Nghị quyết Đại hội III ngành Chiếu sáng, hướng tầm nhìn về một Việt Nam chan hòa ánh sáng hạnh phúc và giàu đẹp.

                                                                     

     Văn Thuận


Tin liên quan:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang