Thứ Sáu, 22/11/2024 12:27:37 GMT+7
Lượt xem: 4095

Tin đăng lúc 03-02-2015

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 1/2015 tăng 0,94% so với cùng kỳ

Báo cáo tình hình hoạt động ngành công nghiệp và thương mại tháng 1/2015 của Bộ Công Thương cho biết: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2015 giảm 0,2% so với tháng 12/2014 và tăng 0,94% so với tháng 1/2014.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 1/2015 tăng 0,94% so với cùng kỳ

Chỉ số tiêu thụ tăng 11% so với cùng kỳ

 

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 01 (theo gốc so sánh năm 2010) ước tăng 17,5% so với cùng kỳ (chủ yếu do năm trước Tết Nguyên đán rơi một phần vào tháng 01, thời gian sản xuất tháng 01 năm nay nhiều hơn). Những ngành có tốc độ tăng cao gồm: khai thác đá, cát, sỏi, đất sét tăng 23,6%; chế biến, bảo quản thủy sản và sản phẩm từ thủy sản tăng 16,1%; sản xuất sợi tăng 45,5%; sản xuất giày dép tăng 22,9%; sản xuất sơn, véc ni và các chất sơn, sản xuất mực in và ma tít tăng 39,7%; sản xuất sản phẩm từ plastic tăng 16,1%; sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe có động cơ và động cơ xe tăng 46,2%, v.v... Tuy nhiên, một số ngành giảm so với cùng kỳ gồm: sản xuất đường giảm 4,5%; sản xuất hàng may sẵn (trừ trang phục) giảm 2,9%.

 

Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 12 tăng 10,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: sản xuất chế biến thực phẩm tăng 8%; sản xuất đồ uống tăng 7%; sản xuất trang phục tăng 16,1%; sản xuất da và các sản phẩm liên quan tăng 27,7%; sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy tăng 11,9%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 55,7%; sản xuất xe có động cơ tăng 24,6%, v.v...

 

Tính chung 12 tháng, chỉ số tiêu thụ tăng 11% so với cùng kỳ, trong đó, một số ngành tiếp tục có mức tiêu thụ tăng như: sản xuất chế biến thực phẩm tăng 5,5%; sản xuất đồ uống tăng 6,4%; dệt tăng 6,1%; sản xuất da tăng 23,7%; sản xuất giấy tăng 8,1%; sản xuất hóa chất tăng 9%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 14,7%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 46%; sản xuất xe có động cơ tăng 16,2%, v.v...

 

Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm 01 tháng 01 năm 2015 tăng 9,6% so với cùng thời điểm năm 2014, trong đó: một số ngành có chỉ số tồn kho cao như: sản xuất chế biến thực phẩm tăng 11%; sản xuất đồ uống tăng 59,5%; dệt tăng 10,1%; sản xuất trang phục tăng 24,5%; sản xuất giấy tăng 100,1%; sản xuất thuốc tăng 15,4%; sản xuất kim loại tăng 32,4%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 37,8%... (nguyên nhân chủ yếu do: tồn kho theo kế hoạch để dự trữ hàng phục vụ Tết Nguyên đán).

 

Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 12,9 tỷ USD

 

Về thương mại, tháng 1, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 12,9 tỷ USD, tăng 0,2% so với tháng 12 năm 2014 và tăng 9,7% so với tháng 01 năm 2014. Trong đó, xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) ước đạt 8,2 tỷ USD tăng 10,9% so với tháng 01/2014. Kim ngạch xuất khẩu nhóm nông, lâm, thuỷ sản ước đạt 1,51 tỷ USD, giảm 0,9% và chiếm tỷ trọng 11,74% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó: thuỷ sản giảm 9,7%; rau quả giảm 9,7%; cà phê giảm 2,6%; hạt tiêu giảm 20,6%; gạo giảm 2,3%. Kim ngạch xuất khẩu nhóm nhiên liệu, khoáng sản ước 0,4 tỷ USD, giảm 39,1% và chiếm tỷ trọng 3,12%, trong đó: than đá giảm 46,1%; dầu thô giảm 36,5%; xăng dầu các loại giảm 54,9%; quặng và khoáng sản khác tăng 68,7%.

 

Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến ước đạt gần 10,15 tỷ USD, tăng 13,7% và chiếm tỷ trọng khoảng 78,7%, trong đó: thức ăn gia súc tăng 46,3%; phân bón các loại tăng 17,3%; chất dẻo nguyên liệu tăng 47,3%; sản phẩm từ cao su tăng 16,6%; vải các loại tăng 34,9%; xơ, sợi dệt các loại tăng 31,5%; giầy, dép các loại tăng 23,2%; nguyên phụ liệu dệt, may, da giầy tăng 43,6%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 62,2%; điện thoại các loại và linh kiện tăng 27,7%; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện tăng 69%, v.v... Tuy nhiên, một số mặt hàng xuất khẩu giảm như: bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc giảm 2,1%; hóa chất giảm 4,4%; sản phẩm chất dẻo giảm 2,5%; giấy và sản phẩm từ giấy giảm 4%; clanhke và xi măng giảm 29,4%, v.v... Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng hóa khác ước đạt gần 0,84 tỷ USD, tăng 29,9% và chiếm tỷ trọng 6,44% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

 

 

Tháng 1/2015, kim ngạch nhập khẩu hàng hoá ước đạt 13,4 tỷ USD, giảm 4,5% so với tháng 12 năm 2014 và tăng 35,5% so với tháng 01 năm 2014, trong đó: kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 7,8 tỷ USD, tăng 41,4% so với tháng 01 năm 2014. Xét theo nhóm hàng, so với cùng kỳ, kim ngạch của nhóm hàng cần nhập khẩu ước đạt gần 11,58 tỷ USD, tăng 32,5% và chiếm tỷ trọng 86,39%; kim ngạch của nhóm hàng cần kiểm soát nhập khẩu ước đạt 0,503 tỷ USD, tăng 44,9% và chiếm tỷ trọng 3,75%; kim ngạch của nhóm hàng hạn chế nhập khẩu ước đạt 0,68 tỷ USD, tăng 27,2% và chiếm tỷ trọng 5,07%; nhóm hàng hóa khác ước đạt 0,641 tỷ USD, tăng 132,3%, chiếm tỷ trọng 4,79% trong tổng kim ngạch nhập khẩu.

 

Xét về kim ngạch, so với cùng kỳ, kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng chủ yếu như sau: hạt điều tăng 131,5%; thức ăn gia súc tăng 35,2%; nguyên phụ liệu thuốc lá tăng 27,1%; quặng và khoáng sản khác tăng 51,5%; than đá tăng 56,4%; phân bón tăng 57%, v.v... Một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu giảm như: ngô giảm 21,3%; lúa mỳ giảm 21,5%; đậu tương giảm 41,5%; xăng dầu giảm 48,2%; nguyên liệu dược phẩm giảm 13,4%, v.v... Tháng 1/2015 ước nhập siêu 0,5 tỷ USD, bằng 3,9% kim ngạch xuất khẩu, trong đó: khu vực doanh nghiệp trong nước nhập siêu 1,19 tỷ USD; khu vực FDI (kể cả dầu thô) xuất siêu 0,69 tỷ USD.

 

Giá xuất khẩu của nhiều mặt hàng nông sản tháng 01 năm 2015 có xu hướng tăng so với cùng kỳ năm trước, phần nào bù trừ được mức giảm hoặc mức tăng không đáng kể trong sản lượng xuất khẩu của các mặt hàng này (lượng hạt tiêu xuất khẩu giảm 45,3% so với cùng kỳ nhưng kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này chỉ giảm 20,6%; lượng cà phê xuất khẩu giảm 14,4% nhưng kim ngạch chỉ giảm 2,6%, lượng hạt điều xuất khẩu tăng 9,5% nhưng kim ngạch tăng tới 26,9%, lượng gạo xuất khẩu giảm 4% trong khi kim ngạch giảm ít khoảng 2,3%), v.v...

 

Kim ngạch nhập khẩu tháng 01 năm 2015 tăng cao (+35,5%) so với cùng kỳ năm trước do thời điểm tháng 01 năm 2014 là tháng cận Tết Nguyên đán nên các hoạt động xuất khẩu không sôi động. Ngoài ra, để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của năm mới 2015, kim ngạch nhập khẩu của nhiều mặt hàng trong tháng 01 năm 2015 tăng khá cao như sắt thép; sản phẩm khác từ dầu mỏ; phân bón; điện tử, máy tính và linh kiện; điện thoại các loại và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu; vải; xơ sợi dệt, v.v...

 

Thị trường hàng hoá phong phú về chủng loại

 

Thị trường hàng hoá phong phú về chủng loại, đa dạng về mẫu mã, đảm bảo nhu cầu mua sắm trong dịp tết. Công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường trong tháng trước Tết Nguyên đán được đẩy mạnh nhằm ngăn chặn các hành vi tăng giá bất hợp lý, buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, v.v... Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ xã hội tháng 01 ước đạt 275,454 nghìn tỷ đồng tăng 13% so với cùng kỳ, trong đó: ngành thương nghiệp ước đạt 211,431 nghìn tỷ đồng, tăng 13,5% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 76,8%; ngành khách sạn nhà hàng đạt 31,024 nghìn tỷ đồng, tăng 5,2%, chiếm tỷ trọng 11,3%; du lịch ước đạt 2,238 nghìn tỷ đồng, tăng 12,3%, chiếm tỷ trọng 0,8% dịch vụ đạt 30,761 nghìn tỷ đồng, tăng 18,5%, chiếm tỷ trọng 11,2%. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 01 giảm 0,2% so với tháng 12 năm 2014 và tăng 0,94% so với tháng 01 năm 2014.

 

 

Đối với quản lý thị trường, tháng 1/2015 lực lượng Quản lý thị trường kiểm tra trên 28.521 vụ; phát hiện, xử lý trên 15.468 vụ vi phạm, với tổng số thu nộp ngân sách trên 40 tỷ đồng. Về buôn bán, vận chuyển thuốc lá lậu, lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra 138 vụ, xử lý 116 vụ. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính là 481.659.000 đồng; thu giữ 32.936 bao, 01 xe máy.

 

Theo dõi sát diễn biến thị trường

 

Báo cáo của Bộ Công Thương cho biết, trong tháng 02/2015 sẽ tập trung vào một số lĩnh vực như khai thác tối đa nhu cầu thị trường trong nước, củng cố và phát triển hệ thống phân phối hàng hóa đến các vùng, miền nhất là vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; giữ vững thị trường xuất khẩu truyền thống và đẩy mạnh tìm kiếm, phát triển thị trường xuất khẩu mới; tiếp tục chủ động đề xuất các biện pháp cụ thể nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.

 

Theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả các mặt hàng thiết yếu để có biện pháp điều tiết kịp thời, không để xảy ra thiếu hàng, sốt giá nhằm bình ổn thị trường, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu có nhu cầu tiêu thụ cao trong dịp Tết và sau Tết. Tiếp tục thực hiện các chương trình đưa hàng hóa về khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa; tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động buôn bán, tàng trữ, vận chuyển hàng lậu, hàng giả, hàng cấm, gian lận thương mại và mậu dịch biên giới; tích cực và chủ động đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại trong và ngoài nước, xúc tiến thương mại biên giới, hải đảo. Tiếp tục rà soát, điều chỉnh các chính sách quản lý các mặt hàng nhập khẩu phù hợp với tình hình thực tế tạo thuận lợi cho thu hút đầu tư; kiểm soát, giám sát chặt chẽ hàng hóa nhập khẩu đảm bảo đúng quy định, tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, v.v…

  

Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang