Thứ Bẩy, 23/11/2024 09:56:24 GMT+7
Lượt xem: 519

Tin đăng lúc 30-05-2023

Chiều 30/5, Quốc hội thảo luận về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm

Chiều 30/5, Quốc hội thảo luận về Dự thảo Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu, phê chuẩn.
Chiều 30/5, Quốc hội thảo luận về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, chiều 30/5, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Soạn thảo Nguyễn Thị Thanh trình bày Tờ trình về dự thảo Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi).

 

Sau đó, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi).

 

Cũng trong chiều 30/5, Quốc hội thảo luận ở tổ về: Dự thảo Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi); Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh.

 

Tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 08 dự án Luật, 03 dự thảo Nghị quyết, trong đó có Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 85/2014/QH13 ngày 28/11/2014 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.

 

Những điểm mới của dự thảo Nghị quyết này bao gồm: Thứ nhất, về phạm vi điều chỉnh: cơ bản giữ nguyên như Nghị quyết số 85/2014/QH13 và điều chỉnh một số nội dung: bỏ chức danh Ủy viên Thường trực Hội đồng nhân dân vì Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi, bổ sung năm 2019 không còn quy định chức danh này; đổi cụm từ “các thành viên khác của Ủy ban nhân dân” thành cụm từ “các Ủy viên của Ủy ban nhân dân” cho phù hợp với quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương; bổ sung chức danh Tổng Thư ký Quốc hội cho phù hợp với Luật Tổ chức Quốc hội và Quy định số 96-QĐ/TW.

 

Đồng thời, sửa đổi, bổ sung các trường hợp không lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ khi có thông báo nghỉ công tác chờ nghỉ hưu, thông báo nghỉ hưu hoặc được bầu, phê chuẩn trong năm lấy phiếu tín nhiệm để bảo đảm đồng bộ, thống nhất với Quy định số 96-QĐ/TW.

 

Thứ hai, về nguyên tắc, căn cứ và quy trình lấy phiếu tín nhiệm: Bổ sung nguyên tắc và căn cứ lấy phiếu tín nhiệm để phù hợp với Quy định số 96-QĐ/TW; bổ sung một số quy định cụ thể về trình tự, thủ tục; quy định về số lượng tối thiểu ĐBQH, đại biểu Hội đồng nhân dân tham dự phiên họp lấy phiếu tín nhiệm; các phụ lục về biểu mẫu trên cơ sở kế thừa hướng dẫn số 321/HD-UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

 

Thứ ba, về hệ quả của việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm: Thể chế các nội dung của Quy định số 96-QĐ/TW về hệ quả của việc lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn; sửa đổi, bổ sung về hệ quả bỏ phiếu tín nhiệm cho phù hợp với hệ quả của việc lấy phiếu tín nhiệm.

 

Thứ tư, về công khai kết quả lấy phiếu tín nhiệm: Bổ sung quy định công khai kết quả lấy phiếu tín nhiệm trên các phương tiện thông tin đại chúng.

 

Theo Congthuong


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang