Thứ Bẩy, 23/11/2024 18:46:49 GMT+7
Lượt xem: 1074

Tin đăng lúc 26-03-2022

Chớ ''bồi bổ'' quá đà cho bệnh nhân Covid-19

Để đảm bảo sức khỏe, người đang là F0 hoặc trong giai đoạn hậu Covid-19 cần duy trì chế độ ăn uống đa dạng và thay đổi thực đơn thường xuyên.
Chớ ''bồi bổ'' quá đà cho bệnh nhân Covid-19
Người bệnh mắc Covid-19 cần ăn đa dạng, phối hợp nhiều loại thực phẩm và thay đổi thường xuyên các loại thực phẩm trong ngày.

Không lm dng thc phm b dưỡng

 

Được người quen gửi biếu đông trùng hạ thảo, chị Nguyễn Thị Nga (phường Dương Nội, quận Hà Đông) rất chịu khó sử dụng trong suốt thời gian mắc Covid-19 và sau khi đã khỏi bệnh. Ngoài ra, chị còn bổ sung thêm cho bản thân và các thành viên trong gia đình rất nhiều sản phẩm bổ dưỡng khác như nhâm sâm, linh chi cùng 2 - 3 loại thực phẩm chức năng được quảng cáo là nâng cao thể trạng. 

 

Trường hợp của chị Nga không phải là cá biệt. Sau khi mắc Covid-19, nhiều người quan niệm rằng phải tẩm bổ thật nhiều để lấy lại sức. Vì thế, họ nạp vào cơ thể nào tổ yến, đông trùng hạ thảo, nào nhân sâm, linh chi... cũng như một loạt sản phẩm thực phẩm chức năng khác. Nhiều người cho rằng, thực phẩm bổ dưỡng thì càng ăn nhiều càng bổ, sức khỏe nhanh hồi phục. Tuy vậy, theo chuyên gia về dinh dưỡng, đây là quan niệm sai lầm. F0 và người trong giai đoạn hậu Covid-19 nên sử dụng thực phẩm điều độ, đúng liều lượng; nếu lạm dụng thì cơ thể sẽ phải chịu thêm áp lực lớn để tiêu hóa lượng dinh dưỡng "khổng lồ".

 

Theo Tiến sĩ Ngô Quang Hải, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo và chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Châm cứu Trung ương, dù là thực phẩm tốt cho sức khỏe thì trong giai đoạn mắc Covid-19, người bệnh không nên ăn quá nhiều vì việc đó có thể làm cho tà khí và thời khí bị giữ lại trong cơ thể lâu hơn, bệnh sẽ lâu khỏi.

 

Sau khi khỏi Covid-19, nhiều người do vẫn còn ho nhiều, lo sợ bị tổn thương phổi nên tìm mua các loại thực phẩm chức năng được quảng cáo có tác dụng phục hồi sức khỏe. Thực tế, có những bệnh nhân sử dụng tới 2 - 3 loại vitamin C hay kẽm cùng một lúc, hoặc vừa uống vitamin C, vitamin 3B, vừa uống vitamin tổng hợp...

 

Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, việc sử dụng các loại thực phẩm chức năng này phải căn cứ vào thể trạng, bệnh lý, nhu cầu của cơ thể của từng người bởi một số loại vitamin khi dùng nhiều hơn nhu cầu của cơ thể thì sẽ “lợi bất cấp hại”. Chẳng hạn, nếu thừa vitamin A thì có thể bị ngộ độc, rối loạn nội tiết; thừa vitamin C gây ảnh hưởng xấu đến dạ dày, với các bệnh nhân tiền sử sỏi thận có thể bị ảnh hưởng tới chức năng thận.

 

Vì vậy, nếu sợ thiếu vitamin, chất khoáng thì khi mắc Covid-19, người dân có thể dùng thuốc bổ sung nhưng nên theo chỉ định của thầy thuốc và dùng đúng liều chỉ định. Ngoài ra, có một cách để bổ sung vitamin hiệu quả, không lo ảnh hưởng xấu đến sức khỏe là sử dụng thực phẩm tươi, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

 

Chế độ dinh dưỡng hp lý

 

Theo Thạc sĩ Nguyễn Văn Tiến (Trung tâm Giáo dục truyền thông dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng), dinh dưỡng cho người sau điều trị Covid-19 rất quan trọng. Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ nhanh chóng giúp cải thiện các chức năng cho cơ thể. Người sau điều trị Covid-19 thường mệt mỏi, chán ăn, vì vậy, cần ăn thành nhiều bữa nhỏ, khoảng 5 bữa/ngày. Bên cạnh đó, người bệnh cần ăn đa dạng, phối hợp nhiều loại thực phẩm và thay đổi thường xuyên các loại thực phẩm trong ngày. Khẩu phần ăn hằng ngày nên có sự phối hợp ở tỷ lệ cân đối giữa nguồn chất đạm động vật và thực vật.

 

Bác sĩ Nguyễn Mạnh Cường (Bệnh viện Quân Y 103) cho rằng, người sau điều trị Covid-19 nên chọn những thực phẩm giàu protein có giá trị sinh học cao và cung cấp các axít amin thiết yếu, tránh ăn quá no để không bị khó thở. Các món ăn cần được chế biến ở dạng mềm, thái nhỏ, hầm kỹ để dễ tiêu hóa và hấp thu như cháo, súp, canh hầm... Hậu Covid-19, khi cơ thể vẫn còn mệt mỏi và có cảm giác chán ăn, việc ăn đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhiều dầu mỡ có thể khiến người bệnh cảm thấy ngán và khó tiêu hóa, dễ bị buồn nôn.

 

Các chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo, người dân không nên "nhồi nhét" quá nhiều loại thực phẩm cùng một lúc, việc cần làm là có chế độ dinh dưỡng hợp lý, uống đủ nước, nghỉ ngơi, làm việc hợp lý. Chẳng hạn, người mắc Covid-19 thường bị mất nước và một số chất điện giải như natri, kali do sốt, viêm phổi và nhiễm trùng, vì thế, người bệnh cần tăng cường bổ sung nước để bù lại lượng nước đã mất, giúp cơ thể mau phục hồi. Cần uống nhiều nước với lượng 40 - 45ml/kg cân nặng/ngày, ví dụ một người 50kg cần uống khoảng 2 - 2,5 lít nước/ngày. Nên uống nước ấm, uống nhiều lần trong ngày, tránh tình trạng chỉ uống khi thấy khát. Người bệnh có thể uống nước lọc hoặc các loại nước sinh tố hoa quả như nước chanh, nước cam, nước bưởi ép, nước xoài, rau má...

 

Theo Hà Nội mới


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang