Thứ Bẩy, 23/11/2024 19:18:05 GMT+7
Lượt xem: 4860

Tin đăng lúc 14-04-2018

Cơ hội và thách thức thu hút FDI của Việt Nam giai đoạn 2018 – 2030

Sự xuất hiện của Cách mạng Công nghiệp 4.0 đã có thể cảm nhận được khi các công ty lớn của Việt Nam đang cân nhắc làm thế nào để tự động hoá sản xuất, giảm nhân công và tăng năng suất.
Cơ hội và thách thức thu hút FDI của Việt Nam giai đoạn 2018 – 2030
Áp lực từ Cách mạng công nghiệp 4.0 đang ảnh hưởng thu hút FDI của Việt Nam.

Tự động hoá dù là ở tương lai, nhưng tình trạng mất việc làm tay nghề thấp sẽ tăng, và thu hút FDI sẽ suy giảm nếu Việt Nam chỉ dựa vào nhân công giá rẻ làm lợi thế cạnh tranh. Vì thế, cần phải có chiến lược đa dạng hoá trong tạo việc làm và bảo đảm công ăn việc làm.

 

Nhiều thách thức đang chờ đợi

 

Đề xuất nói trên được đưa ra tại Dự thảo lần 2 Chiến lược và Định hướng chiến lược thu hút FDI 2018 – 2030 được công bố mới đây. Trong đó, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 chính là một trong những xu hướng lớn toàn cầu tác động tới FDI trong vòng 12 năm tới.

 

Theo nghiên cứu của Công ty quản lý và tư vấn toàn cầu McKinsay (Mỹ), Cách mạng Công nghiệp 4.0 là một tập hợp các xu hướng và công nghệ hứa hẹn sẽ thay đổi cách thức mọi thứ được tạo ra. Nghiên cứu của công ty này cũng chỉ ra, ban đầu, cuộc cách mạng này được dẫn dắt bởi các hãng ô tô của Đức và Nhật Bản, tuy nhiên, với tình hình hiện nay cuộc cách mạng này sẽ mở rộng quy mô hoạt động trên tất cả các lĩnh vực và lãnh thổ.

 

Kết quả của McKinsey cũng xác định Cách mạng Công nghiệp 4.0 là giai đoạn tiếp theo của quá trình số hóa ngành chế tạo, chế biến với sự thúc đẩy của 4 yếu tố mang tính xáo trộn: Một là sự phát triển về năng lực điện toán và khả năng kết nối của mạng diện rộng hoặc tiêu thụ điện thấp; Hai là sự phát triển về năng lực phân tích và nắm bắt thông tin kinh tế; Ba là những hình thức tương tác mới giữa người và máy như các hệ thống thực tại nâng cao; Bốn là  sự cải thiện trong việc chuyển hóa các chỉ dẫn công nghệ số sang thế giới hữu hình –chẳng hạn, công nghệ người máy tiên tiến và in 3D.

 

Nằm ở trung tâm của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 là 9 công nghệ, trong đó có công nghệ người máy tự điều khiển, mô phỏng, tích hợp hệ thống dọc - ngang và điện toán đám mây. Những công nghệ này đang làm thay đổi nhanh chóng tổ chức và sản xuất công nghiệp. Phần lớn những công nghệ này chỉ mới 10 năm trước hoặc vừa mới ra đời hoặc thậm chí chưa hề tồn tại, nhưng khi kết hợp với nhau có thể tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhanh chóng nâng cao năng suất sản xuất công nghiệp.

 

Nhưng vẫn có cơ hội

 

Điều hết sức cần thiết là cải thiện năng suất và củng cố khả năng cạnh tranh quốc tế khi ngày càng nhiều công ty Việt Nam nhận ra rằng Cách mạng Công nghiệp 4.0 cho phép thu thập và phân tích dữ liệu giữa các loại máy móc, cho phép thực hiện các quy trình nhanh hơn, linh hoạt hơn và hiệu quả hơn để tạo ra hàng hoá chất lượng cao hơn với chi phí thấp hơn.

 

Cho dù những việc làm tay nghề thấp sẽ phải đối mặt với nguy cơ, nhưng năng suất sản xuất tăng cùng với môi trường thuận lợi và quyết tâm mạnh mẽ về phát triển kỹ năng sẽ thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp, điều chỉnh lực lượng lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong khu vực và trên toàn cầu. Chính vì vậy, bên cạnh thách thức như đã nêu thì xu hướng này cũng tạo ra cơ hội thu hút FDI của Việt Nam, đó là phần lớn các hãng ô tô, xe máy và điện tử toàn cầu cùng các nhà cung cấp đã chủ động đi theo con đường Cách mạng Công nghiệp 4.0 và con đường này đang dẫn họ tới thuận lợi hơn.

 

Môi trường thuận lợi cho Cách mạng Công nghiệp 4.0 cùng với kỹ năng và công nghệ tương xứng của Việt Nam sẽ là một trong những điểm hấp dẫn thu hút FDI có hiệu quả và định hướng xuất khẩu giá trị gia tăng nhiều hơn.

 

Nguồn Enternews.vn

 

 


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang