Thứ Sáu, 22/11/2024 05:42:59 GMT+7
Lượt xem: 2706

Tin đăng lúc 31-07-2017

Công bố quy hoạch phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam

Quy hoạch nhằm thực hiện các mục tiêu về công nghiệp khí đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035.
Công bố quy hoạch phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam
Hội nghị công bố quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam vừa diễn ra tại Hà Nội.

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam vừa được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) công bố tại hội nghị diễn ra ở Hà Nội.

 

Theo đó, quy hoạch nhằm thực hiện các mục tiêu về lĩnh vực công nghiệp khí trong Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035 đã được Thủ tướng phê duyệt.

 

Trong đó, Chính phủ nêu ra một số quan điểm chủ đạo như: phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam gắn liền với chiến lược và quy hoạch phát triển điện lực quốc gia nhằm sử dụng hiệu quả nguồn nhiên liệu sạch, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, giảm phát thải khí nhà kính. Lĩnh vực này sẽ phát huy các nguồn lực trong nước và đẩy mạnh hợp tác quốc tế, đồng thời sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, hợp lý nguồn tài nguyên trong nước, triển khai nhập khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG); thu gom các nguồn khí mới trong nước để bổ sung cho các nguồn khí đang suy giảm, duy trì khả năng cung cấp khí cho các hộ tiêu thụ.


Quy hoạch cũng đề cập việc hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng thu gom, vận chuyển, xử lý khi trên nguyên tắc sử dụng tối đa công suất hệ thống hạ tầng hiện hữu, từng bước xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng hệ thống kho chứa, nhập khẩu, phân phối LNG.

 

Bên cạnh đó, ngành công nghiệp khí cần đẩy mạnh đầu tư chế biến sâu khí thiên nhiên, đa dạng hóa sản phẩm nhằm nâng cao giá trị sử dụng của khí và hiệu quả của sản phẩm khí trong nền kinh tế.

 

Theo ông Đặng Huy Cường - Tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng (Bộ Công Thương), PVN đang trăn trở với sự phát triển công nghiệp khí khi nghiên cứu, đánh giá khá kỹ càng những vấn đề triển khai quy hoạch trong thực tiễn và có nhiều kiến nghị, đề xuất xác đáng.

 

Đây cũng là định hướng mà Chính phủ đề ra khi nhấn mạnh việc xây dựng hệ thống cơ chế chính sách để từng bước chuyển đổi mô hình quản lý ngành công nghiệp khí Việt Nam, cơ chế kinh doanh khí theo hướng thị trường khí tự do, hội nhập với thị trường khí trong khu vực, thế giới.

 

Tổng cục Năng lượng cho biết, phát triển thị trường tiêu thụ khí theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, khuyến khích các nhà thầu, nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào chuỗi giá trị khí từ khâu thượng nguồn, trung nguồn đến hạ nguồn góp phần đảm bảo an ninh năng lượng dài hạn cho đất nước.

 

 

PVN cho rằng, khai thác chế biến khí sẽ tạo ra giá trị gia tăng lớn, sản xuất nhiều sản phẩm có lợi cho nền kinh tế đất nước.


Là đơn vị đang trực tiếp sản suất kinh doanh khí tại Việt Nam, đại diện Tổng Công ty Khí Việt Nam - PV Gas đã đưa ra một số vấn đề cần thực hiện ngay để phát triển ngành công nghiệp khí như: dự báo cung - cầu về thị trường khí, kiện toàn cơ sở hạ tầng cung cấp khí; xây dựng cơ chế, chính sách cho giá khí và quản lý đầu tư xây dựng các dự án khí theo mô hình quản lý chuỗi dự án; phân cấp đầu tư, quản lý đấu thầu để đẩy nhanh tiến độ thực hiện.

 

Lãnh đạo PVN thì cho rằng, nên tăng cường đầu tư khâu chế biến khí theo chiều sâu. Khai thác chế biến khí sẽ tạo ra giá trị gia tăng lớn, sản xuất nhiều sản phẩm có lợi cho nền kinh tế đất nước và phù hợp với việc khai thác đối với quy mô các mỏ khí tại Việt Nam.

 

Ngoài tập hợp các kiến nghị, đề xuất triển khai công tác dự báo thị trường khí, đánh giá rủi ro khi thực hiện đầu tư các dự án, theo PVN, các đơn vị liên quan cần tập trung thực hiện 3 khâu quan trọng, gồm: đảm bảo nguồn cung khí; đảm bảo hệ thống hạ tầng và nghiên cứu sâu về thị trường (hệ thống khách hàng, giá khí).

 

Nguồn VNE


| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang