Theo ông Trương Văn Ba, mặc dù thời gian qua dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Ban chỉ đạo 389 quốc gia, sự vào cuộc quyết liệt của các bộ/ngành nên đã được được những kết quả hết sức là quan trọng. Trong10 tháng đầu năm 2018, các lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý 79.000 vụ hàng giả, hàng nhái, hàng lậu. Các cơ quan quản lý Nhà nước đã và đang có nhiều nỗ lực trong việc nhìn nhận, định hướng việc phòng, chống vấn nạn trên.
Tuy nhiên hiện nay tình hình nay đang diễn biến rất là phức tạp nên thời gian tới đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa. Chúng tôi kêu gọi doanh nghiệp, cộng đồng doanh nghiệp, người tiêu dùng cùng tham gia công tác này.
Kết quả kiểm tra, xử lý chưa tương xứng với tình hình thực tế, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đang diễn biến hết sức phức tạp cả về quy mô và tính chất từ thành thị đến nông thôn, các mặt hàng hết sức đa dạng từ đồ ăn, nước uống đến hàng hóa chất lượng cao như đồ điện tử, phim, nhạc...... Hành vi sản xuất không chỉ ở trong nước mà còn sản xuất từ nước ngoài đưa vào việt nam tiêu thụ gây ảnh hưởng rất lớn đến uy tín, lợi nhuận của các doanh nghiệp và thiệt hại đến lợi ích người tiêu dùng. Mặt khác nó làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, kinh doanh, quan hệ quốc tế trong thời kỳ hội nhập..
Mặt khác, một bộ phận doanh nghiệp, chủ thể quyền bị xâm phạm chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm của mình với cộng đồng, với sản phẩm của mình đang lưu thông trên thị trường. Nhiều doanh nghiệp chưa tích cực hợp tác với lực lượng chức năng vì tâm lý cho rằng phát hiện hàng giả đối với sản phẩm của mình sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm, ảnh hưởng đến doanh thu.
Công tác tuyên truyền còn hạn chế vì vậy ý thức chủ quan một bộ phận người tiêu dùng ưa lựa chọn những sản phẩm giả nhưng mẫu mã, kiểu dáng công nghiệp “như thật” mà lại có giá bán thấp. Lợi dụng tình trạng này, không ít doanh nghiệp làm giả, làm nhái những sản phẩm được bảo hộ có uy tín, chất lượng, kiểu dáng; phần lớn các chủ sở hữu trí tuệ chưa thực sự chú ý đến việc bảo vệ quyền lợi của mình, chưa có ý thức cao trong việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá, trong khi trình độ và hiểu biết về tác hại của xâm phạm sở hữu trí tuệ đối với sức khoẻ, lợi ích của cộng đồng còn rất hạn chế.
Tại Diễn đàn chống hàng giả, bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp trong thời kỳ công nghiệp 4.0” do Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại TP.HCM, Tống cục Quản lý thị trường và Công ty Vina CHG vừa tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh đã đưa ra các vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ và các vấn đề liên quan đến hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của các chủ thể dưới các dạng hình thức mua bán khác nhau (trực tiếp tại cửa hàng, đại lý, tại các website thương mại điện tử, các tài khoản mạng xã hội…).
Với sự phát triển của công nghệ thông tin, khoa học máy tính, ngày càng có nhiều thành tựu áp dụng khoa học công nghệ được đưa vào thực tiễn, giúp nâng cao hiệu quả lao động, quản trị doanh nghiệp ở Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà khoa học công nghệ mang lại, nhiều đối tượng đã tận dụng sức mạnh của công nghệ để thực hiện nhũng hoạt dộng phi pháp, thu về lợi nhuận trái pháp luật, đặc biệt là sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái. Câu chuyện hàng giả, hàng nhái, sao chép nhãn hiệu, đánh cắp thành quả sáng tạo, thương hiệu của các doanh nghiệp ở Việt Nam ngày càng trở nên nóng hơn bởi phương thức của các đối tượng đã thay đồi theo chiều hướng tinh vi hơn, quy mô hơn cả về số lượng lẫn phạm vi hoạt động.
Về vấn đề quản lý hàng xách tay hiện nay vì khác với hàng nhập khẩu được đưa về Việt Nam thông qua các doanh nghiệp, có nguồn gốc, xuất xứ, hóa đơn chứng từ rõ ràng, thậm chí hàng còn được sản xuất riêng để phù hợp với người tiêu dùng Việt Nam thì hàng xách tay chủ yếu về Việt Nam theo đường tiểu ngạch. Cụ thể, hàng xách tay là cách gọi tắt cho một số loại mặt hàng được mang từ nước ngoài về Việt Nam qua các phương thức như: người thân ở nước ngoài đưa về, nhân viên hàng không mua hàng ở nước sở tại mang về, cá nhân hoặc công ty đứng ra làm dịch vụ ship hàng (mua hàng, chuyển về Việt Nam và thu tiền hộ)...
Nguồn BCĐ389