Thứ Sáu, 22/11/2024 11:32:27 GMT+7
Lượt xem: 5196

Tin đăng lúc 26-08-2015

Công nghiệp hỗ trợ: Chuyển biến tích cực

Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) Việt Nam nói chung và khu vực phía Nam nói riêng đã có những tiến bộ nhất định. Nhiều tập đoàn lớn của Nhật, Đài Loan đầu tư, liên doanh xây dựng các nhà máy sản xuất linh kiện, phụ tùng tại Việt Nam, góp phần tăng đáng kể tỷ lệ nội địa hóa trong sản phẩm hàng hóa.
Công nghiệp hỗ trợ: Chuyển biến tích cực
Ông Sigmar Gabriel, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Năng lượng Đức (giữa) thăm trung tâm đào tạo nghề Bosch (Đồng Nai).

Ông Hirotaka Yasuzumi- Giám đốc điều hành Tổ chức Thúc đẩy ngoại thương Nhật Bản (Jetro) tại TP.Hoofg Chí Minh- cho biết, theo khảo sát mới nhất của Jetro, tỷ lệ cung ứng linh kiện nội địa ở Việt Nam đã được cải thiện, tăng từ 22% của 4 năm trước lên 32% trong năm 2014.  Tại Khu công nghệ cao TP.Hồ Chí Minh, hai ngành bán dẫn và cơ khí (tự động hóa) trong thời gian qua đã xuất khẩu những sản phẩm chính gồm wafer, cảm biến, mạch in, thiết bị công nghệ thông tin, thiết bị thu tín hiệu, động cơ rung cho điện thoại di động, máy ảnh, y tế…

 

Đồng Nai là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư phát triển ngành CNHT. Mới đây, hơn 300 tỷ đồng đã được đầu tư vào cụm công nghiệp Hưng Lộc có diện tích gần 42ha. Theo dự kiến, sau khi đi vào hoạt động, cụm công nghiệp Hưng Lộc sẽ thu hút các nhà đầu tư vào CNHT cho ngành dệt may, nhằm đón đầu cơ hội khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết. Dự án Khu công nghiệp công nghệ cao Long Thành do Công ty CP đô thị Amata Long Thành làm chủ đầu tư có tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 282 triệu USD, diện tích sử dụng đất khoảng 400 ha, được cấp phép đầu tư gần đây sẽ tập trung thu hút các dự án sử dụng công nghệ cao, CNHT...

 

Trong 7 tháng đầu năm 2015, tỉnh Bình Dương đã thu hút được 1,25 tỷ USD vốn FDI, đứng thứ 2 cả nước. Đặc biệt, Binh dương đã thu hút được các dự án lớn phù hợp định hướng thu hút đầu tư của tỉnh và phù hợp với quy hoạch phát triển CNHT. Với sự đầu tư mạnh từ các DN FDI vào CNHT, nhìn chung các ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Bình Dương đều có chuyển biến tích cực như: Dệt may, điện tử, linh kiện và phụ tùng ôtô…, nâng cao giá trị hàng hóa và cải thiện tỷ trọng xuất khẩu.

 

Bà Phó Nam Phượng- Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư TP.Hồ Chí Minh- cho biết, trong quy hoạch tổng thể phát triển CNHT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Bộ Công Thương phê duyệt, TP.Hồ Chí Minh đang tập trung phát triển CNHT thuộc các lĩnh vực chủ yếu: Linh kiện phụ tùng kim loại, nhựa cao su, điện- điện tử; dệt may- da giày; công nghiệp công nghệ cao…

 

Là trung tâm kinh tế công nghiệp của cả nước, TP.Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục mở rộng thị trường, tìm kiếm đối tác để các doanh nghiệp trong nước có cơ hội giao lưu, học hỏi kinh nghiệm và tiến tới hợp tác; đẩy mạnh phát triển hệ thống doanh nghiệp cung cấp thiết bị hỗ trợ chuyên dùng, hỗ trợ chuyển giao công nghệ, hình thành các doanh nghiệp bảo trì, sửa chữa máy móc đạt tiêu chuẩn quốc tế làm tiền đề phát triển doanh nghiệp sản xuất thiết bị, phần mềm phục vụ các ngành công nghiệp công nghệ cao…

 

Với sự đầu tư mạnh từ các DN FDI vào CNHT, nhìn chung các ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Bình Dương đều có chuyển biến tích cực như: Dệt may, điện tử, linh kiện và phụ tùng ôtô…, nâng cao giá trị hàng hóa và cải thiện tỷ trọng xuất khẩu.

 

Nguồn: Báo Công Thương Điện Tử


| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang