Chủ Nhật, 24/11/2024 03:39:40 GMT+7
Lượt xem: 1185

Tin đăng lúc 17-07-2021

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cảnh báo mua sắm trực tuyến trong mùa dịch Covid-19

Trong thời gian gần đây, nhiều vụ việc xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng như: Bán hàng không rõ nguồn gốc, cung cấp thông tin không rõ ràng, gian dối trong quảng cáo, lừa đảo qua mạng… đã gây búc xúc cho người tiêu dùng, làm ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh cạnh tranh không lành mạnh, nhất là, trong mùa dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp.
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cảnh báo mua sắm trực tuyến trong mùa dịch Covid-19

Theo thông tin từ Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cảnh báo, người dân phản ánh, khiếu nại vi phạm quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử như: Người tiêu dùng không mua được hàng theo giá quảng cáo: trong một số chương trình khuyến mãi, sau khi đặt mua thành công hàng hóa với giá khuyến mãi, người tiêu dùng được thông báo đã hết hàng khuyến mại và đề nghị mua hàng với giá không khuyến mại.

 

Tự động hủy đơn hàng: Người tiêu dùng phản ánh bị hủy đơn hàng tự động vì người giao hàng không liên hệ được người mua, tuy nhiên, thực tế người tiêu dùng không nhận được liên hệ của bên giao hàng.

 

Thông tin giao dịch của người tiêu dùng bị bên thứ ba lợi dụng để mạo danh giao hàng, cụ thể: Người tiêu dùng đặt mua hàng trên sàn thương mại điện tử nhưng đơn hàng bị hủy không rõ lý do, sau đó, có bên thứ ba liên hệ để giao món hàng mà người tiêu dùng đã đặt mua trên sàn. Nội dung khiếu nại cho thấy một số món hàng có vấn đề về chất lượng, nguồn gốc, giấy tờ giao dịch. Tuy nhiên, khi người tiêu dùng liên hệ sàn để phản ánh thì không được giải quyết vì giao dịch không được thực hiện bởi sàn.

 

Bán hàng giả, hàng đã qua sử dụng, hàng không rõ nguồn gốc, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

 

Từ chối, kéo dài thời gian giải quyết khiếu nại.

 

Do vậy, nhằm nâng cao nhận thức, tự bảo vệ quyền lợi của bản thân khi tham gia thực hiện các giao dịch thương mại điện tử, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cảnh báo tới người dân, khi giao dịch qua các sàn thương mại điện tử, cần kiểm tra thông tin trang website xem đã thực hiện thủ tục thông báo, hoặc đăng ký với Cục Thương mại điện tử & Kinh tế số - Bộ Công Thương, và giao dịch trên các sàn giao dịch có uy tín.

 

Sau khi thực hiện giao dịch, người tiêu dùng nên dành thời gian cung cấp thông tin đánh giá, bình luận chính xác về hàng hóa, dịch vụ do người bán cung cấp. Các thông tin này giúp những người mua khác có căn cứ tham khảo, với tinh thần vì cộng đồng trong môi trường mua bán trực tuyến.

 

Đối với một số sàn thương mại điện tử cho phép cá nhân, tổ chức nước ngoài cung cấp hàng hóa trên sàn, với những người bán này, một số sàn có bổ sung quy định giao dịch, ví dụ: Hàng không có hóa đơn bán hàng kèm theo; thời gian giao hàng lâu; không có chế độ bảo hành;…Vì vậy, người tiêu dùng cần cân nhắc, kiểm tra kỹ thông tin, điều kiện bán hàng của người bán trước khi giao dịch.

 

Khi quyền lợi của mình bị xâm hại, người tiêu dùng nên: Chia sẻ thông tin vụ việc để người thân, bạn bè, đồng nghiệp biết và chủ động phòng tránh. Khiếu nại ngay tới các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để được tư vấn, hướng dẫn bảo vệ quyền lợi của mình.

 

Công Đăng


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang