Từ chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước
Từ trước đến nay, Đảng và nhà nước luôn quan tâm đến giáo dục đại học, nhất là khi đất nước bước sang thời kỳ đổi mới và hội nhập. Trong thời kỳ này, sự quan tâm của Đảng, nhà nước được thể hiện đầy đủ và rõ nét tại Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013, “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Trong đó, chỉ rõ, để có những “công dân toàn cầu”, đủ sức cạnh tranh trong thị trường nhân lực thế giới thì tất yếu phải đổi mới giáo dục đại học theo hướng vừa giữ được những nét đặc thù của giáo dục đại học trong nước, vừa tiệm cận các chuẩn mực chung của giáo dục đại học thế giới.
Đại học Đại Nam chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên có chuyên môn cao, tâm huyết với thế hệ trẻ. Đến nay, Trường có đội ngũ 1.000 cán bộ, giảng viên, nhân viên; trong đó có hơn 800 giảng viên (03 Giáo sư, 50 Phó giáo sư, 125 Tiến sĩ, 650 Thạc sĩ)
Về phía Bộ Giáo dục & Đào tạo, năm 2012, Bộ đã ban hành Thông tư số 62/2012/TT-BGDĐT ngày 28/12/2012 Ban hành quy định về Quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục Trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp với mục đích “Kiểm định chất lượng giáo dục nhằm góp phần đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục; xác nhận mức độ cơ sở giáo dục đáp ứng mục tiêu đề ra trong từng giai đoạn nhất định; làm căn cứ để cơ sở giáo dục giải trình với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và xã hội về thực trạng chất lượng giáo dục; làm cơ sở cho người học lựa chọn cơ sở giáo dục và nhà tuyển dụng lao động tuyển chọn nhân lực”.
Đại học Đại Nam là môi trường giáo dục thân thiện, sáng - xanh - sạch - đẹp
Năm 2024, Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành Thông tư số 01/2024/TT-BGDĐT ngày 05/02/2024, Ban hành chuẩn cơ sở giáo dục Đại học. Thông tư này là cơ sở để thực hiện quy hoạch, sắp xếp mạng lưới cơ sở giáo dục đại học; đánh giá và giám sát các điều kiện bảo đảm chất lượng, việc thực hiện trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục đại học theo quy định của pháp luật. Tiếp đó, ngày 17/02/2025, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã ban hành Thông tư số 04/2025/TT-BGDĐT, Quy định về kiểm định chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục. Các thông tư, quy định là cơ sở để các trường tiếp cận chuẩn chất lượng mới để hoàn thiện cơ sở giáo dục đào tạo, đáp ứng nhu cầu xã hội, bắt kịp xu thế của thời đại.
Tại Đại học Đại Nam, sinh viên được học và thực hành trong môi trường ứng dụng, nói không với đọc chép
Tại Hội nghị giáo dục đại học, ngày 09/08/2024, Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã phân tích nhiều thách thức lớn đang đặt ra với giáo dục đại học. Theo đó, thách thức đầu tiên là sự cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu đối với giáo dục đại học. Đó là cạnh tranh trong thu hút giảng viên, thu hút người học, cạnh tranh xếp hạng, thu hút đầu tư và cả ảnh hưởng xã hội… Thách thức từ sự kỳ vọng, sự giao phó, trông đợi của Đảng, Nhà nước, nhân dân, doanh nghiệp, xã hội với giáo dục đại học ngày càng lớn. “Chúng ta được tin tưởng, xác định và định vị là quốc sách hàng đầu, là đột phá chiến lược, là giải pháp quan trọng giúp bứt phá về kinh tế - xã hội. Kỳ vọng ngày càng lớn là một áp lực” – Bộ trưởng chỉ rõ.
Đại học Đại Nam lấy đào tạo về bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, gồm các ngành Y khoa, Dược học, điều dưỡng là trục đào tạo cốt lõi; chú trọng đầu tư phát triển, quốc tế hóa các ngành đào tạo có nhu cầu xã hội cao
Được sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và Bộ Giáo dục & Đào Tạo, đến nay, cả nước đã có 195 cơ sở giáo dục đại học, 11 trường cao đẳng sư phạm được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng, theo tiêu chuẩn trong nước; 11 trường được công nhận đạt chuẩn nước ngoài năm 2024. Các trường đại học đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số, từng bước đáp ứng yêu cầu của kỉ nguyên công nghệ 4.0. Tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm đúng chuyên môn, chuyên ngành ngày càng được nâng lên ở mức trên 90% - 100%... Trong đó, Đại học Đại Nam có tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm phù hợp chuyên môn đạt 100%.
Đại học Đại Nam thành lập các Trung tâm, hệ thống phòng thực hành, thí nghiệm, mô phỏng nghề nghiệp giúp sinh viên học đi đôi với hành
Như vậy có thể thấy, chủ trương đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục đại học đang là “con đường sáng” của Đảng và nhà nước để nâng tầm, tạo lợi thế cạnh tranh cho các trường đại học trong nước; đồng thời “chắp cánh” cho sinh viên Việt Nam trở thành “công dân toàn cầu”.
Tại Đại học Đại Nam, sinh viên không chỉ được rèn luyện về thể chất, trí tuệ mà còn được rèn luyện về ý thức, tác phong, định hướng xây dựng nghề nghiệp
Đến thực tế đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo của Đại học Đại Nam
Trường Đại học Đại Nam được thành lập năm 2007, theo Quyết định số 1535/Ttg của Thủ tướng Chính phủ. Với tầm nhìn trở thành sự lựa chọn hàng đầu của người học, Trường Đại học Đại Nam đã xác định là trường đại học ứng dụng, đào tạo đa ngành nghề. Trong đó, lấy đào tạo về bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, gồm các ngành Y khoa, Dược học, điều dưỡng là trục đào tạo cốt lõi; chú trọng đầu tư phát triển, quốc tế hóa các ngành đào tạo có nhu cầu xã hội cao như: Công nghệ thông tin, Khoa học máy tính, Quản trị kinh doanh, Kinh doanh quốc tế, Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, Thương mại điện tử, Truyền thông đa phương tiện, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Trung Quốc, Ngôn ngữ Hàn Quốc, Ngôn ngữ Nhật Bản,…
Đại học Đại Nam đón nhận Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học năm 2021
Trong quá trình xây dựng và phát triển, Trường Đại học Đại Nam đã từng bước đầu tư đồng bộ từ cơ sở hạ tầng đến trang thiết bị dạy và học, tạo cho sinh viên có một môi trường học tập thân thiện, hiện đại, chuyên nghiệp. Trong khuân viên 10ha tại trung tâm quận Hà Đông, bên cạnh hệ thống giảng đường, ký túc, Đại học Đại Nam đầu tư rất lớn xây dựng các trung chức năng, hệ thống phòng thực hành, thí nghiệm, mô phỏng nghề nghiệp như: Trung tâm thực hành ngành Dược hiện đại với 04 xưởng thực hành thí nghiệm hóa dược, 10 xưởng thực hành kỹ thuật, 02 vườn thuốc, nhà thuốc thực hành đạt chuẩn GPP; Khu thực hành Điều dưỡng tách biệt với hệ thống skillab hiện đại bậc nhất hiện nay; Hệ thống phòng thực hành máy tính, phòng lab công nghệ cao, xưởng thực hành công nghệ thông tin; Trung tâm khởi nghiệp, trung tâm thực hành tài chính – ngân hàng và kế toán, kiểm toán.
Đại học Đại Nam đón nhận Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng chu kỳ 2 (ngày 19/02/2025)
Song song với đầu tư cơ sở vật chất, Đại học Đại Nam chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên có chuyên môn cao, tâm huyết với thế hệ trẻ. Đến nay, Trường có đội ngũ 1.000 cán bộ, giảng viên, nhân viên; trong đó có hơn 800 giảng viên (03 Giáo sư, 50 Phó giáo sư, 125 Tiến sĩ, 650 Thạc sĩ). 100% giảng viên của Đại học Đại Nam được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp tại các cơ sở đào tạo uy tín trong nước và quốc tế. Đội ngũ nhân sự của trường liên tục được học tập nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp.
Tiến sĩ Lê Đắc Sơn – Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Đại Nam
Với chủ trương kiến tạo, gia tăng giá trị cộng đồng, Tiến sĩ Lê Đắc Sơn – Chủ tịch Hội đồng nhà trường cho biết: Từ khi thành lập đến nay, Đại học Đại Nam đã hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu chiến lược phát triển của mình. Trường đã tuyển sinh khóa đầu tiên vào năm 2008, đến nay đã tuyển sinh và đào tạo được trên 36.000 sinh viên. Trong quá trình hoạt động, Đại học Đại Nam chú trọng 05 trách nhiệm, trong đó có 03 trách nhiệm liên quan trực tiếp đến việc đào tạo và gia tăng giá trị với cộng đồng như: Đại học Đại Nam phải là nơi cung cấp dịch vụ đào tạo tốt nhất để phụ huynh và sinh viên thực sự tin tưởng, lựa chọn. Nhà trường phải liên tục cố gắng, cải tiến để cung cấp dịch vụ đào tạo ngày càng tốt hơn. Trong đó, quán triệt, “Việc gì có hại cho người học dù là nhỏ nhất cũng kiên quyết không làm, việc gì tốt cho người học thì làm hết sức, hết lòng”.
Về đội ngũ, đội ngũ cán bộ chủ chốt của Đại học Đại Nam phải là những người có tâm đức, có tài năng, được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm và năng lực giải quyết vấn đề. Họ phải là những người thấu hiểu lẽ phải, thấu hiểu giá trị cốt lõi của Đại Nam để hành động; không đánh giá cán bộ chỉ dựa vào học hàm, học vị mà chủ yếu dựa vào hiệu quả công việc. Cùng với đó, Đại học Đại Nam phải đóng vai trò như một công dân gương mẫu, có trách nhiệm với đất nước và cộng đồng; tham gia các hoạt động từ thiện, bảo vệ môi trường, chăm sóc bảo vệ sức khỏe cộng đồng; đồng thời làm cho cộng đồng quyen thuộc và ủng hộ các hoạt động của nhà trường.
Bám sát chủ chương của Đảng, nhà nước, Bộ Giáo dục & Đào tạo, hướng đến giáo dục chuẩn mực và bền vững, Đại Học Đại Nam đẩy nhanh tiến trình kiểm định chất lượng chất lượng cơ sở giáo dục. Ngay từ năm 2016, Đại học Đại nam đã hoàn thành Báo cáo tự đánh giá cơ sở giáo dục theo quy định tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục đại học do Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành ngày 04/03/2014; tiếp tục xây dựng báo cáo tự đánh giá theo các tiêu chuẩn mới dựa trên các quy định về kiểm định cơ sở giáo dục đại học ban hành ngày 19/5/2017 của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Sau nhiều năm cố gắng, năm 2021, Đại học Đại Nam đã được cấp Giấy Chứng nhận kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học. Đại học Đại Nam trở thành trường đại học thứ 23 trên tổng số 60 trường đại học ngoài công lập đạt chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học và là trường thứ 08 được công nhận theo bộ tiêu chuẩn đánh giá mới của Bộ Giáo dục & Đào tạo.
Mới đây, ngày 19/02/2025, Đại học Đại Nam được Bộ Giáo dục & Đào tạo cấp Giấy Chứng nhận kiểm định chất lượng chu kỳ 2. Nói về sự kiện này, Tiến sĩ Lê Đắc Sơn khẳng định: Việc đạt chuẩn kiểm định chất lượng chu kỳ 2 không phải là điểm dùng mà là động lực để Đại học Đại Nam tiếp tục vươn mình mạnh mẽ hơn nữa. Đại học Đại Nam tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo để mỗi sinh viên khi tốt nghiệp không chỉ cầm trên tay tấm bằng mà có việc làm ngay, việc làm tốt, thu nhập cao, vững bước trên con đường sự nghiệp,…
Hiện nay, đất nước ta đang bước vào kỷ nguyên phát triển mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam. Theo đó, kỷ nguyên mới đòi hỏi phải tạo chuyển biến căn bản về nhận thức, hành động của cả xã hội trong việc giữ gìn, nuôi dưỡng, sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực của đất nước. Từ đó cho thấy, vai trò đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của các trường đại học đóng vai trò quan trọng. Trong đó, Đại học Đại Nam chung sức cùng hệ thống giáo dục đại học nước nhà tạo bệ phóng vững chắc để giúp thế hệ trẻ Việt Nam trở thành những “công dân công nghệ số”, “công dân toàn cầu”, cùng đất nước bước vào kỉ nguyên vươn mình của dân tộc, tiếp bước truyền thống vẻ vang của cha ông, đưa Việt Nam sánh vai cùng các cường quốc 5 châu.
Minh Ngọc