Theo Hiệp hội Giấy, hiện tỷ lệ tái chế ở Việt Nam là quá thấp không chỉ không thu hút được nguồn đầu tư vào ngành công nghiệp tái chế mà còn không đảm bảo việc chia sẻ lợi ích và tận dụng được hiệu quả thu gom, phân loại của hệ thống dân lập. Bên cạnh đó, hiện nay, công nghệ trong ngành công nghiệp tái chế đã phát triển vượt bậc so với 20 năm trước khi Châu Âu và Hàn Quốc bắt đầu áp dụng EPR, do đó, việc Việt Nam quy định thấp hơn cả các nước EU và Hàn Quốc cách đây 20 năm là không phù hợp.
Ngoài ra, Hiệp hội Giấy còn kiến nghị các khoản đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ Môi trường phải thực hiện theo thứ tự ưu tiên trong quản lý chất thải, cụ thể theo nguyên tắc 5Rs, tức là Refuse – Từ chối/ Không sử dụng, hoặc sử dụng các sản phẩm thay thế; Reduce – Giảm thiểu/ hạn chế sử dụng; Reuse – Tái sử dụng; Recycle – Tái chế; Recover – Thu hồi lại nguyên liệu hoặc năng lượng, cuối cùng mới là thải bỏ và xử lý hợp vệ sinh.
Cần bổ sung đại diện của các tổ chức môi trường và xã hội trong Hội đồng EPR Quốc gia. Chi phí hoạt động của Văn phòng EPR Việt Nam phải được lấy từ tiền đóng góp của các nhà sản xuất, nhập khẩu và các PRO, thay vì nguồn ngân sách công.Cần áp dụng kiểm soát rủi ro trong hệ thống EPR đối với với các sản phẩm có vòng đời dàiđể đảm bảo thực hiện Trách nhiệm tái chế trong tương lai.
Trước đó, 30 tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực môi trường cũng đã gửi kiến nghị về việc tăng tỷ lệ tái chế trong dự thảo Nghị định hướng dẫn một số điều của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Đồng thời, thống nhất quan điểm là không lùi thời hạn áp dụng EPR với lí do, Việt Nam đã chậm 15 năm trong việc thực hiện EPR.
Minh Anh