Chủ Nhật, 24/11/2024 00:17:10 GMT+7
Lượt xem: 894

Tin đăng lúc 05-11-2020

Doanh nghiệp công nghệ số là động lực để Việt Nam trở thành quốc gia phát triển

Dự thảo quốc gia về phát triển doanh nghiệp (DN) số Việt Nam đến năm 2030 đã đặt ra mục tiêu là đạt 100.000 doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam trong 10 năm tới. Xác định công nghệ là nhân tố chính để phát triển kinh tế và là động lực để đưa Việt Nam trở thành nước phát triển, thế nhưng đó mới là mục tiêu đề ra, chúng ta phải làm gì để đạt được mục tiêu này, không chỉ là về số lượng mà quan trọng hơn chính là chất lượng của các DN số.
Doanh nghiệp công nghệ số là động lực để Việt Nam trở thành quốc gia phát triển
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, hạt nhân của cuộc chuyển đổi số lần này chính là các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam

Tại tọa đàm truyền thông chuyển giao công nghệ trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra mới đây, các chuyên gia cho rằng, hiện còn nhiều kết quả nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn, nhưng gặp khó khi mô hình thương mại hóa kết quả phù hợp, nguyên nhân một phần là do chưa có nhiều kênh cập nhật kết quả nghiên cứu, dẫn đến các nhà khoa học phải tự loay hoay, thương mại hóa sản phẩm, trong khi các DN lại tốn chi phí nhập khẩu công nghệ, nếu có kênh kết nối thông tin, DN không chỉ giảm bớt thời gian tìm kiếm mà còn giúp các nhà khoa học có thêm nguồn hỗ trợ, không mất thời gian tìm đầu ra cho kết quả công trình.

 

Ngoài việc có các kênh kết nối thông tin, DN cũng cần chủ động đặt hàng các nhà khoa học ngay từ bước đầu nghiên cứu, thì hai bên mới phát triển, thương mại hóa kết quả nghiên cứu.

 

Vừa qua, Tập đoàn Bưu chính viễn thông VNPT Việt Nam đã chính thức triển khai giải pháp xác thực thông tin khách hàng điện tử, VNPT eKYC cho phép các DN có thể định danh khách hàng 100% trực tuyến, giải pháp được phát triển dựa trên một công nghệ hiện đại như: Trí tuệ nhân tạo; block trên; các thực sinh trắc học; cho phép các DN có thể xác thực được giấy tờ, xác thực ảnh chân dung; xác thực hình ảnh qua video; phát hiện gian lận, qua đó, tiết kiệm tới 90% các khoản chi phí giao dịch. Mở rộng tập khách hàng và nâng cao hiệu quả kinh doanh, giải pháp VNPT eKYC hiện đang được nhiều DN ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm triển khai.

 

Mới đây, mô hình điểm đài truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin và viễn thông (tại xã Phú Nghĩa, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình) đã chính thức đi vào hoạt động. Đài truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin và viễn thông sử dụng phương thức truyền dẫn tín hiệu âm thanh trên hạ tầng viễn thông internet, có khả năng quản lý, kiểm soát chất lượng tín hiệu tới từng cụm loa. Giải pháp mới này có nhiều ưu điểm như: Khắc phục được tình hình nhiễu sóng do thời tiết, sản xuất, lưu trữ chương trình bằng công nghệ số, sử dụng trí tuệ nhân tạo để chuyển đổi bản tin giấy sang giọng nói, dịch tự động tiếng Việt sang tiếng các dân tộc thiểu số, từ đó, giải quyết được bài toán thiếu nhân lực quản lý, vận hành tại các điểm truyền thanh cơ sở.

 

Theo PGS. TS. Chu Hoàng Hà – Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm và Khoa học Việt Nam cho biết: Truyền thông có vai trò kết nối giữa nhà nghiên cứu với DN, DN với người sử dụng, đặc biệt trong thời đại này, thông tin rất nhiều nhưng truyền thông tốt, đưa thông tin tốt sẽ rất hiệu quả cho khoa học cũng như cho phát triển kinh tế.

 

Dược sĩ, Lê Phương Dung – Giám đốc Công ty CP Dược mỹ phẩm MyPhama chia sẻ: “Các nhà khoa học cũng như các trung tâm nghiên cứu chủ động truyền thông đẩy mạnh, giới thiệu những Đề tài nghiên cứu đó, đến với các nhà DN thì với việc nhạy bén về thị trường, nắm bắt được nhu cầu về chăm sóc sức khỏe thì chúng tôi có cơ hội triển khai nhiều hơn nữa những nghiên cứu vào thực tế để chăm sóc sức khỏe công đồng”.

 

Mục tiêu đặt ra là đến 2030, Việt Nam sẽ có 100.000 DN số, đóng góp tới 20% vào tăng trưởng GDP. Sẽ có 4 loại hình DN số được tập trung phát triển, đó là, công nghệ cốt lõi, sản phẩm công nghệ số, triển khai giải pháp công nghệ số và khởi nghiệp sáng tạo công nghệ số. Thực tế thì hiện nay, nhiều DN số Việt Nam đã từng bước làm chủ các công nghệ số hiện đại, chủ động thiết kế, xây dựng mô hình kinh doanh mới.

 

Got lt một công ty công nghệ toàn cầu của một nhà sáng lập người Việt Nam, là một sản phẩm độc đáo của nền kinh tế chia sẻ; Ube chia sẻ xe nhàn rỗi, EPNP chia sẻ nhà nhàn rỗi; thì Got lt chia sẻ trí tuệ đang nhàn rỗi. Tiến sĩ Trần Việt Hùng – nhà sáng lập, CEO Công ty Got lt cho biết: “Mỗi khi ai đó có một chút thời gian rảnh 10 phút, 20 phút… thì mình giúp người ta biến thời gian rảnh ấy thành giá trị cho người khác bằng cách giúp người khác với tư cách là một chuyên gia”…

 

 

Ứng dụng công nghệ thông tin 4.0 trong đánh giá hiệu quả sản xuất, kinh doanh ở các doanh nghiệp công nghệ số

 

Theo các chuyên gia, lợi thế của các DN Việt Nam chính là nguồn nhân lực trẻ, đội ngũ kỹ sư có nhiều tiềm năng được đào tạo tốt, chi phí rẻ so với mặt bằng chung của khu vực, nhiều người Việt đang làm ở các tập đoàn công nghệ lớn đã sẵn sàng về Việt Nam khởi nghiệp. Tuy nhiên, khó khăn được nhiều DN phản ánh chính là rào cản về các thủ tục hành chính. Ông Trần Quốc Dũng - Giám đốc Công ty CP Ominext cho biết: “Về công nghệ chúng tôi có thể giải quyết được bài toán nhưng về chính sách phải nhờ các cơ quan quản lý nhà nước vào tham gia hỗ trợ”. Còn ông Lữ Thành Long – Phó Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) chia sẻ: “Tôi nghĩ là không có một chính sách nào tuyệt vời hơn là Chính phủ phải là một thị trường chi tiêu, làm bệ đỡ để giúp cho DN công nghệ đứng vững để có thể bước chân ra thế giới”.

 

Ngoài sự chủ động tự tin của các DN, thì vai trò nhà nước tạo dựng chính sách thông thoáng, tạo điều kiện tốt nhất cho DN số phát triển cũng rất quan trọng, đặc biệt, hỗ trợ bằng cơ chế rộng mở để DN phát huy năng lực, sáng tạo của mình.

 

Nắm bắt được những khó khăn của DN, trong dự thảo cũng đã đề xuất nhiều giải pháp để tháo gỡ như là: Hoàn thiện cơ chế chính sách, kiến tạo môi trường phát triển cho DN công nghệ số, tạo lập thị trường năng động, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực. Nhìn từ phía các chuyên gia thì cũng có rất nhiều ý kiến đề xuất, cả hai phía DN và Nhà nước cùng hợp sức cho mục tiêu chung.

 

Trong thời gian tới đây, Chính phủ sẽ tạo thị trường cho các sản phẩm công nghệ Việt như: Xây dựng khung chính sách thử nghiệm có kiểm soát đối với các sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới; định hướng hỗ trợ tối thiểu 5 đến 10 DN công nghệ số Việt Nam phát triển các sản phẩm trọng điểm quốc gia, trở thành trụ cột của hệ sinh thái DN công nghiệp số Việt Nam trước năm 2025, điều này cho thấy sự kỳ vọng rất lớn vào động lực cho các DN số trong tương lai.

 

Thu Hằng


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang