Tính riêng trong tháng 6/2023, hoạt động đăng ký kinh doanh đã tăng trưởng mạnh mẽ ở cả ba chỉ số, gồm số lượng doanh nghiệp thành lập mới, vốn đăng ký và số lao động đăng ký. Đây cũng là thời điểm cả nước ghi nhận số lượng doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường đạt mức cao nhất từ trước đến nay, trong đó, số lượng doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng 215% so cùng kỳ.
Tín hiệu tích cực khác là số lượng doanh nghiệp phá sản, tạm ngừng kinh doanh tính bình quân mỗi tháng trong cả giai đoạn sáu tháng đã giảm đáng kể so với giai đoạn bốn tháng và năm tháng đầu năm.
Tín hiệu tích cực khác là số lượng doanh nghiệp phá sản, tạm ngừng kinh doanh tính bình quân mỗi tháng trong cả giai đoạn sáu tháng đã giảm đáng kể so với giai đoạn bốn tháng và năm tháng đầu năm.
Kết quả điều tra xu hướng sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý III cũng khả quan hơn so với hai quý đầu năm. Điều này cho thấy niềm tin của doanh nghiệp đối với triển vọng kinh doanh, tạo động lực để thúc đẩy sản xuất trong những tháng còn lại của năm 2023.
Tuy nhiên, một số khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp lại tích tụ nhiều hơn theo thời gian, nhất là tình trạng thiếu đơn hàng kéo dài từ cuối năm ngoái đến nay. Nhiều doanh nghiệp đã phải thu hẹp sản xuất, cắt giảm lao động, thậm chí phải giải thể vì không còn đủ sức cầm cự. Lĩnh vực chịu ảnh hưởng nhiều nhất là các ngành xuất khẩu chủ lực của nền kinh tế như dệt may, da giày, chế biến gỗ, sản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử...
Nguyên nhân của tình trạng này là do kinh tế các nước gặp khó khăn, lạm phát cao, chính sách tiền tệ thắt chặt dẫn tới sức mua sụt giảm, đặc biệt là nhu cầu về các mặt hàng thời trang quần áo, giày dép, thiết bị điện tử cá nhân... giảm mạnh, khiến các doanh nghiệp xuất khẩu không có đơn hàng mới, hàng tồn kho tăng cao.
Nhiều doanh nghiệp đã phải thu hẹp sản xuất, cắt giảm lao động, thậm chí phải giải thể vì không còn đủ sức cầm cự. Lĩnh vực chịu ảnh hưởng nhiều nhất là các ngành xuất khẩu chủ lực của nền kinh tế như dệt may, da giày, chế biến gỗ, sản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử...
Đã có những phân tích, dự báo cho thấy khả năng phục hồi trong ngắn hạn của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là rất khó khăn trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị trên thế giới còn nhiều bất định, khó lường.
Để hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh, các chuyên gia kinh tế lưu ý cần chú trọng tìm đầu ra cho doanh nghiệp thông qua việc mở rộng, đa dạng hóa thị trường và sản phẩm xuất khẩu; khai thác có hiệu quả các Hiệp định Thương mại tự do đã ký kết, có các giải pháp kích cầu trong nước để tăng sức tiêu thụ hàng hóa, giúp doanh nghiệp có vốn quay vòng sản xuất, chi trả lương cho người lao động, từ đó tác động trở lại tiêu dùng trong nước, thúc đẩy phục hồi kinh tế.
Bên cạnh các giải pháp cấp bách hỗ trợ doanh nghiệp cầm cự chờ đến khi thị trường phục hồi, cần triển khai có hiệu quả các giải pháp tháo gỡ điểm nghẽn trong hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh như tiếp cận vốn tín dụng; cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh…
Theo Nhandan