Thứ Bẩy, 23/11/2024 12:00:14 GMT+7
Lượt xem: 2280

Tin đăng lúc 14-06-2017

Đột phá y học: Xét nghiệm máu có thể phát hiện sớm ung thư

Phương pháp này có khả năng phát hiện sớm bệnh ung thư hàng năm trời trước cả khi triệu chứng nhỏ nhất xuất hiện.
Đột phá y học: Xét nghiệm máu có thể phát hiện sớm ung thư
Sử dụng máu để phát hiện sớm ung thư (Ảnh: Shutterstock).

Các nhà khoa học vừa tìm ra một phương pháp xét nghiệm ung thư không xâm lấn (không cần tiến hành phẫu thuật) mới. Phương pháp này hứa hẹn sẽ mở ra cánh cửa tương lai của lĩnh vực xét nghiệm y tế, khi chúng ta có thể phát hiện ung thư một cách chính xác chỉ bằng vài thử nghiệm máu đơn giản.

 

Nó có thể kiểm tra các mảnh DNA của khối u ở trong máu khi được thực hiện. Kết quả của việc phát hiện ung thư sớm có thể góp phần hỗ trợ nâng cao khả năng chẩn đoán và chữa trị cho bác sĩ.

 

Hiện phương pháp phát hiện ung thư tốt nhất đang được sử dụng là “sinh thiết” - một mảnh nhỏ của mô khối u được cắt ra và phân tích trong phòng thí nghiệm. Nhưng phương pháp này thường gây ra đau đớn và gây ra xâm lấn cho người bệnh. Nếu muốn được áp dụng, bệnh nhân bắt buộc phải có một khối u đang nằm trong cơ thể.

 

Để tránh gây ra đau đớn và hạn chế tối đa khả năng giải phẫu trên người bệnh, các nhà khoa học luôn không ngừng tìm kiếm các phương pháp xét nghiệm máu khác mà có thể mang lại kết quả bằng hoặc tốt hơn sinh thiết.

 

Ở phương pháp xét nghiệm máu mới, các nhà khoa học tập trung vào xác định “các mảnh DNA của khối u đổ vào máu” (ctDNA); nhờ vào đó, việc phát hiện sớm ung thư trong máu là hoàn toàn có thể.

 

Những năm gần đây, nhóm nghiên cứu đã tiến hành nhiều thử nghiệm để tìm ra phương pháp phát hiện ctDNA tốt nhất có thể.

 

Trong buổi hội nghị của Hiệp hội Ung thư lâm sàng Hoa Kỳ (ASCO) vào năm 2017; Pedram Razavi - chuyên gia y tế hàng đầu của trung tâm tưởng niệm Sloan Kettering, cho biết: "Chúng tôi phát hiện rằng việc xác định các ctDNA ở cường độ cao là hoàn toàn khả thi. Ngoài ra trong quá trình xác định, các bác sĩ còn nhận được nhiều thông tin vô giá có thể hỗ trợ cho quá trình khám chữa bệnh của mình. Với phương pháp mới này, các bác sĩ không cần phải tiến hành phẫu thuật lên người bệnh nữa”.

 

Để phục vụ cho quá trình tìm hiểu, nhóm nghiên cứu đã sử dụng mẫu máu và mô từ 124 bệnh nhân mắc ung thư vú di căn, ung thư phổi và ung thư tuyến tiền liệt khác nhau.

 

Họ quét các mẫu thử hơn 60.000 lần và tìm ra được 508 đột biến gen. Theo các nhà khoa học, phương pháp này có thể cho ra lượng dữ liệu lớn gấp 100 lần so với các phương pháp quét khác.

 

Razavi cho biết: "Việc phân tích kết hợp giữa các DNA tự do và DNA trong tế bào bạch cầu hỗ trợ quá trình xác định DNA của khối u nhạy hơn nhiều lần. Đồng thời, các nhà khoa học cũng tìm thấy một số mảnh DNA hiếm gặp trong quá trình quét".

 

Nếu có một phương pháp kiểm tra ctDNA nhanh nhạy và hiệu quả; thì cơ hội phát hiện sớm mầm bệnh ung thư trước khi các triệu chứng xảy ra là hoàn toàn có thể. Các bác sĩ sẽ có cơ hội tiêu diệt căn bệnh trước khi nó lan rộng ra.

 

Phương pháp xét nghiệm mới này được phát triển bởi các chuyên gia của Grail - một công ty nghiên cứu gen nhằm phát hiện ung thư sớm.

 

Mark Lee - một trong những nhà nghiên cứu của Grail, nói với Reuters rằng hiện công ty đang có kế hoạch tiến hành thử nghiệm mới này trên hàng trăm ngàn người khỏe mạnh và cả những người mắc bệnh ung thư khác.

 

Số liệu thu hoạch được từ những cuộc thử nghiệm sẽ được sử dụng để phát triển liệu pháp này hoàn chỉnh hơn, trước khi nó trở thành công cụ phát hiện ung thư phổ biến.

 

Nguồn Khampha


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang