Cụ thể, giá ure Hà Bắc tại Hà Nội ngày 23/6 là 850.000 đồng/bao/50 kg, giảm 20.000 đồng/bao/50 kg so với ngày 22/6. Ure Phú Mỹ tại Hà Nội là 850.000 đồng/bao, giảm 25.000 đồng/bao/50 kg.
Hôm nay, giá nhiều loại ure tại một số khu vực trong nước giảm so với ngày 22/6. Ure Hà Bắc và Ure Phú Mỹ tại Hà Nội giảm 20.000 - 25.000 đồng/bao, xuống 850.000 đồng/bao/50 kg. Ure Đầu Trâu tại Quảng Bình là 840.000 đồng/bao, giảm 10.000 đồng/bao so với ngày trước đó.
Trước đó, ngày 22/6, giá ure tại nhiều tỉnh giảm đến 45.000 đồng/bao/50 kg. Cụ thể, ure Cà Mau tại An Giang là 795.000 đồng/bao/50 kg, giảm 40.000 đồng/bao so với ngày trước đó. Ure Ninh Bình tại Gia Lai là 840.000 đồng/bao/50 kg cũng giảm 40.000 đồng/bao so với ngày 21/6. Ure Phú Mỹ tại Gia Lai giảm 45.000 đồng/bao còn 845.000 đồng/bao.
Giá kali bột Canada tại Hà Nội là 880.000 đồng/bao, giảm 30.000 đồng/bao so với ngày trước đó. Kali Hà Anh tại Quảng Bình là 895.000 đồng/bao, không đổi so với ngày trước đó. Kali Phú Mỹ tại Quảng Bình cũng đi ngang với 895.000 đồng/bao. Giá DAP Hồng Hà tại Đắk Lắk là 1,255 triệu đồng/bao, không đổi so với ngày 22/6.
Nhìn chung, giá ure trong nước giảm nhưng các loại phân phụ thuộc lớn vào nguồn nhập khẩu vẫn đang chững lại ở mức cao.
Về thị trường Trung Quốc, giá ure nhích lên 0,1% và giao dịch ở 3.095 nhân dân tệ/tấn (461 USD/tấn) và là ngày tăng thứ hai sau khi giảm liên tục từ ngày 14/6. Giá hiện thấp hơn đỉnh khoảng 5%.
Giá DAP giữ nguyên với 4.333 nhân dân tệ/tấn (646 USD/tấn), không đổi từ ngày 16/6.
Thị trường cũng ghi nhận một số nguyên liệu trong sản xuất phân bón giảm nhẹ. Giá photpho vàng giảm 0,3% xuống còn 3.863 nhân dân tệ/tấn (576 USD/tấn). Lưu huỳnh hạ 0,1% xuống còn 12.000 nhân dân tệ/tấn (1.790 USD/tấn). Trong tuần trước, giá lưu huỳnh hạ 0,3%.
Ở một diễn biến khác, với tình hình giá phân bón nóng lên trên toàn cầu, các nhà đầu tư lớn trên thế giới đang lên kế hoạch xây dựng nhà máy sản xuất phân bón ở châu Phi, trước tình trạng lệnh trừng phạt phân bón lên Nga và Beralus vẫn chưa dừng lại.
Nếu việc này thành hiện thực, việc mở thêm nhà máy sản xuất phân bón ở châu Phi sẽ góp phần giải bài toán thiếu nguồn cung phân bón trên toàn thế giới.
Tuy nhiên, Hội đồng châu Âu đã phản đối kế hoạch xây dựng nhà máy phân bón ở châu Phi vì cho rằng không phù hợp với chính sách năng lượng và môi trường của EU. Theo các quan chức EU, việc sản xuất phân bón hóa học có tác động lớn đến môi trường và cần nguồn năng lượng lớn.
Theo báo Công Thương