Thứ Hai, 25/11/2024 18:27:07 GMT+7
Lượt xem: 1677

Tin đăng lúc 08-08-2017

Giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp

Đây là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đối với các bộ, ngành tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2017, nhằm hiện thực hóa mục tiêu Chính phủ kiến tạo, hành động, tháo gỡ khó khăn cho DN.
Giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp

Về vấn đề giảm chi phí đầu vào cho DN, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, có thể thực hiện các giải pháp như giảm chi phí đường bộ qua trạm BOT, giảm phí hạ tầng công cộng; giảm tỉ lệ lô hàng phải kiểm tra chuyên ngành khi thông quan từ 30-35% xuống còn 15% khi xuất nhập khẩu… Bên cạnh đó, nước ta còn 5.719 điều kiện, thủ tục kinh doanh, trong đó, nhiều thủ tục gây khó khăn cho DN cả về thời gian, chi phí chính thức cũng như phi chính thức. Do đó, tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là rà soát lại toàn bộ các thủ tục và giảm thủ tục cho DN.

 

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính có trách nhiệm rà soát toàn bộ phí, lệ phí thủ tục hải quan, thuế theo luật định. Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát lại toàn bộ thủ tục liên quan đến tiếp cận, giấy phép đầu tư, giấy phép xây dựng, tiếp cận đất đai, tiếp cận thông tin, chi phí phát sinh để làm các thủ tục. Các bộ, ngành, địa phương căn cứ chức năng nhiệm vụ của mình tiếp tục rà soát để đạt được các mục tiêu đề ra. Ngoài ra, đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán qua ngân hàng. Đặc biệt, chú trọng cải cách trong đăng ký thành lập DN, chi phí logistics, vận tải biển. 

 

Đối với chi phí không chính thức, cần nhiều biện pháp công khai, minh bạch, chỉ đạo tập trung ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục hành chính, kiểm tra, thanh tra trách nhiệm người đứng đầu và các cơ quan đơn vị được giao. Trong tiếp cận dịch vụ công như đăng ký kinh doanh, đăng ký thương hiệu, khai báo thuế hải quan, những chi phí này đang có xu hướng giảm nhưng giảm rất chậm và yêu cầu của DN là phải giảm nhiều hơn nữa. Vấn đề thẩm quyền giảm chi phí cho DN là trách nhiệm của Chính phủ, Bộ Tài chính và các bộ, trách nhiệm của Hội đồng nhân dân các cấp. 

 

Trước đó, chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương, ông Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - cho hay, để tạo điều kiện cho các DN hoạt động hiệu quả hơn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, vấn đề cấp bách hiện nay phải giảm một số thủ tục hành chính, chi phí về cơ sở hạ tầng, logistics, giảm lãi suất ngân hàng… Bên cạnh đó, các chi phí về lao động, tăng tiền lương tối thiểu, bảo hiểm xã hội cũng phải duy trì hợp lý để phù hợp sức chịu đựng của DN trong bối cảnh hiện nay. 

 

Nguồn Chinhphu


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang