Đợt này, huyện Đông Anh có 12 chủ thể tham gia OCOP với 40 sản phẩm. Cụ thể, Hợp tác xã (HTX) Ba Chữ với 5 sản phẩm: Cải canh; Rau ngót; Mướp hương; Cải ngồng; Bầu sao. HTX Sản xuất Rau sạch Đông Anh với 5 sản phẩm: Khoai tây; Rau Su su; Bí xanh; Cà rốt; Cà chua. HTX Nông nghiệp Dược liệu Công nghệ cao KOVI với 2 sản phẩm: Đông trùng hạ thảo khô; Đông trùng hạ thảo ký chủ Nhộng tằm. Cơ sở Sản xuất Thực phẩm Tuấn Anh Food với 2 sản phẩm: Thịt bò tươi; Thịt bò khô. Hộ kinh doanh Tuấn Khanh với 2 sản phẩm: Khô liền cao cấp Kim Ngân; TFOOD - Kim ngân - Bò miếng cao cấp. Cơ sở Sản xuất chay sạch Chúc hạnh với 7 sản phẩm: Nem chay xù; Chả rong biển chiên giòn; Chả bó sả; Chay dừa vị chua ngọt; Chay nướng tâm đạo; Chay nướng vị xá xíu; Xúc xích chay. HTX Dịch vụ nông nghiệp thôn Đoài với sản phẩm Tương Việt Hùng. Công ty TNHH Hoàng Chiến Thắng với 2 sản phẩm: Bánh vừng Cookies; Bánh Gạo thơm. Hộ Kinh doanh Đỗ Văn Cường với 4 sản phẩm: Tượng gỗ Mèo con; Voi mẹ con; Lá sen thu; Sen ếch. Hộ Kinh doanh Nguyễn Văn Đồng với 5 sản phẩm: Đôn bát giác; Chóe nước; Bộ chú Tiểu cầm kỳ thi họa; Tháp trầm liên hoa đài; Bút nghiên khí quân tử. Hộ Kinh doanh Phạm Văn Vững với 2 sản phẩm: Kim ngưu sinh tài bồ tát; Song ngưu sinh tài.
Huyện Gia Lâm có 30 sản phẩm của 11 chủ thể tham gia đánh giá, phân hạng. Trong đó, Công ty TNHH Ceramics Thanh Bình với các sản phẩm: Bình giọt ngọc; bình tỳ bà; hoa sen men Chu Đậu; bình lưu ly men Chu Đậu; bình tỏi men Chu Đậu. HTX Công nghiệp Quỳ vàng Kiêu Kỵ với các sản phẩm: Chậu lan dát vàng; tượng Trần Quốc Tuấn dát vàng; trống đồng dát vàng; điếu cày dát vàng. Công ty TNHH Phát triển thảo dược Việt với các sản phẩm: Bột gừng; cao gừng táo đỏ; muối gừng. Ngoài ra, còn có các sản phẩm của các chủ thể khác như: Công ty TNHH Gốm sứ Mai Linh; Công ty Cổ phần Phù Đổng Green Park; HTX sản xuất thương mại nông nghiệp Phong Châu; HKD Cơ sở sản xuất, chế biến đông trùng hạ thảo Thiên Sơn; Công ty TNHH SANAVI; Hộ Kinh doanh Minh Trị; Công ty Cổ phần thương mại Lan Vinh; HTX Dịch vụ tổng hợp xã Dương Hà.
Hội đồng đánh giá phân hạng OCOP tại huyện Gia Lâm, Hà Nội
Tại hai hội nghị, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP thành phố Hà Nội (Hội đồng OCOP Thành phố), Tổ Tư vấn giúp việc Hội đồng OCOP Thành phố đã bám sát những tiêu chí đã được quy định tại tại Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình OCOP và Quyết đinh số 781/QĐ-TTg ngày 8/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số Quyết định số 1048/QĐ-TTg; Quy chế hoạt động của Hội đồng OCOP Thành phố. Đại diện các Sở, ngành như: Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Y tế, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông…, tập trung nghiên cứu hồ sơ, xem xét kỹ các tiêu chí liên quan đến Sở, ngành mình để tham gia ý kiến, góp ý bổ sung cho chủ thể những nội dung minh chứng còn thiếu, chưa đầy đủ.
Sản phẩm tham gia đánh giá phân hạng huyên Gia Lâm
Qua hai hội nghị đánh giá, phân hạng tại hai huyện nhận thấy: Các sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng OCOP năm 2022 của hai huyện Đông Anh, Gia Lâm có mẫu mã đẹp, chất lượng cao, được người tiêu dùng trong và ngoài địa phương tin dùng. Các đơn vị đã áp dụng cộng nghệ hiện đại vào sản xuất nhằm nâng cao năng xuất, chất lượng; nhất là các cơ sở sản xuất thực phẩm đã chú trọng quy trình sản xuất, kiểm tra chặt chẽ nguồn nguyên liệu đầu đảm bảo an tòan vệ sinh thực phẩm. Bên cạnh đó, các cơ sở, doanh nghiệp đã chú ý xây dựng thương hiệu, xây dựng website, quảng bá sản phẩm trên các trang mạng internet để kết nối cung cầu và bán sản phẩm. Các chủ thể tham gia OCOP đều rất phấn khởi và kỳ vọng nhiều vào việc được công nhận sản phẩm OCOP. Để tham gia đánh giá phân hạng, các chủ thể đều rất nghiêm túc, tập trung đổi mới mẫu mã, phù hợp hợp quy chuẩn, tiêu chuẩn sản xuất trong nước, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng, có thẩm mỹ cao và an toàn.
Các chủ thể tham gia đánh giá, phân hạng đều kỳ vọng sản phẩm được gắn sao OCOP để khẳng định chất lượng, có thêm cơ hội mở rộng, phát triển thị trường
Anh Nguyễn Tuấn Khanh – Hộ Kinh doanh Tuấn Khanh cho biết: Tôi rất kỳ vọng vào đợt đánh giá phân hạng lần này, rất mong hai sản phẩm Khô liền cao cấp Kim Ngân, TFOOD-Kim ngân - Bò miếng cao cấp được công nhận là sản phẩm OCOP. Nếu được công nhận là sản phẩm OCOP, sản phẩm của chúng tôi sẽ được tín nhiệm hơn, được người tiêu dùng biết tới nhiều hơn, nhất là các đơn vị phân phối, hợp tác kinh doanh. Sản phẩm của chúng tôi được sử dụng từ nguồn thịt tươi đã được kiểm soát chất lượng, sau đó được chúng tôi chế biến, sản xuất với quy trình àn toàn, công thức chuẩn, bài bản nên sản phẩm ngon, chất lượng, người tiêu dùng hoàn toàn yên tâm khi sử dụng.
Năm 2022, Hà Nội dự kiến có trên 400 sản phẩm OCOP. Thực tế chứng minh, Chương trình OCOP Hà Nội đã tạo chuyển biến tích cực đối với hoạt động sản xuất kinh doanh tại các xã, huyện. Các sản phẩm OCOP của Hà Nội đã khẳng định được chất lượng, được người tiêu dùng tin tưởng. Nhờ được gắn sao OCOP mà các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm làng nghề của Hà Nội đã vươn ra cả nước và quốc tế. Các chủ thể sản xuất đã được công nhận OCOP cũng như đang tham gia đánh giá, phân hạng đã ý thức sâu sắc được vai trò quan trọng của sả chương trình OCOP và tiềm năng phát triển sản xuất, kinh doanh khi sản phẩm được công nhận OCOP. Chính vì lẽ đó, tại hai Hội nghị đánh giá, phân hạng tại huyện Đông anh và Gia Lâm các chủ thể đều rất nghiêm túc, phấn khởi và kỳ vọng được gắn sao OCOP.
KMN