Thứ Bẩy, 23/11/2024 10:38:52 GMT+7
Lượt xem: 765

Tin đăng lúc 30-08-2022

Hà Nội: Nhiều giải pháp nhằm đổi mới toàn diện để hội nhập kinh tế quốc tế

Trong bối cảnh đất nước hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, Thành phố Hà Nội đã và đang tiếp tục đẩy mạnh hội nhập quốc tế nhằm khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do, phát huy các lợi thế để góp phần phát triển nội lực, đồng thời, bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội một cách hài hòa.
Hà Nội: Nhiều giải pháp nhằm đổi mới toàn diện để hội nhập kinh tế quốc tế

Thời gian qua, Hà Nội đã có nhiều bước đi đột phá, nắm bắt những cơ hội mà hội nhập mang lại, nhờ vậy,đã khuyến khích, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố đáp ứng điều kiện hội nhập quốc tế trong thời kỳ mới và đạt kết quả tích cực.

 

Cụ thể, trên cơ sở thiết lập mạng lưới quan hệ ngoại giao với trên 100 thủ đô và thành phố của các nước trên thế giới, Hà Nội đang phối hợp với Bộ Ngoại giao mở rộng quan hệ đối ngoại với thủ đô nhiều nước hơn nữa; đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi giúp Hà Nội đăng cai tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao tầm cỡ quốc tế, mở ra cơ hội quảng bá văn hóa đặc sắc của Thủ đô tới bạn bè quốc tế.

 

Trong hoạt động kinh tế đối ngoại, Hà Nội cũng đã đạt kết quả tích cực, nhất là việc thông qua đẩy mạnh hợp tác quốc tế, qua đó thu hút được lượng lớn nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Cụ thể, vốn đầu tư nước ngoài giai đoạn 2016-2020 đã thu hút mới 2.850 dự án FDI với tổng vốn đầu tư  đăng ký trên 23,7 tỷ USD, gấp 3,7 lần giai đoạn 2011-2015.Đặc biệt, trong 2 năm liên tiếp (năm 2018 và 2019), Hà Nội luôn dẫn đầu cả nước về thu hút FDI. Điều này cho thấy, Hà Nội đang là điểm đến của các nhà đầu tư trong và ngoài nước với môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch…

 

Mục tiêu của Thành phố trong 5 năm tới là hội nhập, cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á; đến năm 2030, mục tiêu là ngang tầm các quốc gia châu Á và đến năm 2045 hướng tới hội nhập cạnh tranh toàn cầu.

 

Để đạt được mục tiêu trên, Hà Nội đã đề ra các giải pháp nhằm đổi mới toàn diện, mạnh mẽ, thiết thực và hiệu quả.Cụ thể, tại Kế hoạch số 128/KH-UBND ngày 24/5/2021 của UBND thành phố Hà Nội về hội nhập quốc tế thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 – 2025 nêu rõ, thành phố sẽ tập trung vào các giải pháp cơ bản như:

 

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính,tăng cường thực hiện tốt hơn cơ chế một cửa, một cửa liên thông nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh theo hướng minh bạch, thông thoáng, hiện đại, chuyên nghiệp và thân thiện, đồng thời cải thiện mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp góp phần nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của Thành phố. Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp cải thiện, nâng cao chỉ số năng lực cạnh trạnh cấp tỉnh (PCI), chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI), chỉ số sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS), chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh (PARINDEX).

 

Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về hội nhập quốc tế, đặc biệt là các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, UKVFTA. Hà Nội sẽ chú trọng tập huấn cho các cán bộ, công chức của Thành phố, doanh nghiệp về các quy định và cam kết của EVFTA theo từng chuyên ngành, lĩnh vực cụ thể bảo đảm hiểu rõ, hiểu đúng.

 

Nâng cao năng lực cạnh tranh của Thành phố, doanh nghiệp và sản phẩm;Tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, khuyến khích khởi nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo; Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, xóa bỏ rào cản, phát triển mạnh doanh nghiệp; Chú trọng phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua các chính sách, chương trình hỗ trợ về vốn, đào tạo, tiếp cận thông tin, công nghệ và thị trường; Ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia cụm liên kết ngành, tạo chuỗi giá trị bền vững cho các sản phẩm trọng điểm của Thành phố; Tiếp tục phát triển công nghiệp hỗ trợ, Chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội; Khuyến khích phát triển các nghề, làng nghề, làng nghề truyền thống có tiềm năng lợi thế thu hút nhiều lao động, nâng cao thu nhập cho người dân; Tăng cường xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch của Thành phố tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giới thiệu, quảng bá sản phẩm và tìm kiếm đối tác, đẩy mạnh cơ hội hợp tác, xuất khẩu.

 

Cùng với đó, chú trọng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của Thủ đô đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Tập trung đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu quá trình chuyển đổi số quốc gia, hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0;xây dựng chiến lược và có kế hoạch cụ thể để trọng dụng nhân tài.Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp; đẩy mạnh hướng nghiệp phổ thông. Tổ chức thực hiện tốt các chương trình dạy nghề, nhất là dạy nghề cho lao động nông thôn gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn; tiếp tục nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo và lao động có bằng cấp, chứng chỉ theo quy định. Đẩy mạnh đào tạo và duy trì nguồn nhân lực cho hội nhập kinh tế quốc tế, có trình độ, có kinh nghiệm và đảm bảo tính kế thừa; xây dựng và triển khai các chương trình đào tạo riêng cho các cán bộ làm công tác liên quan trực tiếp đến hội nhập kinh tế quốc tế…

 

Minh Anh


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang