Bên cạnh đó, TP cũng phấn đấu đạt chỉ tiêu 100% doanh nghiệp vận tải trọng điểm có chương trình phổ biến kỹ năng điều khiển phương tiện/giải pháp kỹ thuật trong khai thác, sử dụng phương tiện giao thông cơ giới theo hướng tiết kiệm năng lượng; 100% doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và 80% các cơ sở công nghiệp nông thôn, làng nghề được tiếp cận, áp dụng các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Đạt chỉ tiêu 100% cơ sở tiêu thụ năng lượng trọng điểm áp dụng hệ thống quản lý năng lượng theo quy định; Đảm bảo việc tuân thủ và thực hiện các yêu cầu của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả đối với các công trình xây dựng thuộc phạm vi áp dụng của Quy chuẩn; Đạt 330 cơ sở, công trình xây dựng trên địa bàn Thành phố được công nhận danh hiệu sử dụng năng lượng xanh, sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả và mỗi năm có ít nhất 2 đến 3 công trình xây dựng được chứng nhận công trình xanh, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cấp Quốc gia.
Đồng thời, Hà Nội cũng đặt mục tiêu giảm mức tiêu hao năng lượng bình quân cho các ngành/phân ngành công nghiệp so với giai đoạn 2016 - 2020, cụ thể: Đối với công nghiệp dệt may: tối thiểu 5,0%; Đối với công nghiệp rượu, bia và nước giải khát: từ 3,0% đến 6,88% tùy vào loại sản phẩm, quy mô sản xuất; Đối với công nghiệp giấy: từ 8,0% đến 15,80% tùy từng loại sản phẩm và quy mô sản xuất…
Kinh phí triển khai kế hoạch giai đoạn 2021-2025 dự kiến là 130 tỷ đồng từ nguồn ngân sách thành phố.
Hồng Trường