Theo đó, việc thành lập các cụm công nghiệp nêu trên phải bảo đảm phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và các quy hoạch liên quan khác. Việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng và dự án đầu tư hạ tầng các cụm công nghiệp tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn, đầu tư hiện hành của Nhà nước và thành phố...
Thường trực Thành ủy cũng yêu cầu việc đầu tư các dự án này cần nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về đánh giá tác động môi trường của dự án; xây dựng hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại, đặc biệt là hệ thống thu gom, xử lý nước thải, rác thải rắn công nghiệp và bảo đảm các quy định về hệ thống phòng cháy, chữa cháy; lưu ý hoàn trả các tuyến kênh, mương nội đồng, hạn chế tối đa những ảnh hưởng đến người dân sinh sống và hoạt động sản xuất nông nghiệp trong khu vực...
Được biết, theo Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp TP. Hà Nội đến năm 2020, có xét đến năm 2030 được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 1292/QĐ-UBND ngày 14/3/2018, trên địa bàn huyện Hoài Đức được quy hoạch 15 cụm công nghiệp, trong đó có: 5 cụm công nghiệp đã lấp đầy và hoạt động ổn định; 5 cụm công nghiệp đang đầu tư xây dựng dở dang; 1 cụm công nghiệp chưa triển khai đầu tư xây dựng; 4 cụm công nghiệp quy hoạch mới (cụm công nghiệp Đông La, cụm công nghiệp Cát Quế, cụm công nghiệp Minh Khai và cụm công nghiệp Dương Liễu 2).
Phạm Trường