Theo đó, BCĐ 389 thành phố Hà Nội yêu cầu công tác thông tin tuyên truyền về công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng phải được thực hiện thống nhất, xuyên suốt; Công tác tuyên truyền phải kịp thời, dễ hiểu, dễ tiếp cận, phù hợp với phần lớn người dân và doanh nghiệp trên địa bàn. Đặc biệt, thông tin tuyên truyền phải trung thực, khách quan, xây dựng và có trách nhiệm; giảm thiểu tác động tiêu cực; đấu tranh, phản bác các thông tin tiêu cực, sai lệch, không chính xác.
Việc triển khai Kế hoạch nhằm thông tin tuyên truyền kịp thời, đầy đủ, chính xác, dễ hiểu những chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng; Phổ biến pháp luật trong kinh doanh thương mại đối với các đơn vị sản xuất, xuất - nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; Nâng cao hiểu biết, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật, hạn chế các hành vi buôn lậu, sản xuất buôn bán hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn thành phố.
Đồng thời, phản ánh kịp thời các vụ việc kiểm tra, xử lý của các lực lượng chức năng, qua đó thông tin, cảnh báo đến người dân tác hại của buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng vi phạm an toàn thực phẩm đối với kinh tế, văn hóa và sức khỏe cộng đồng, sức khỏe con người; Nâng cao nhận thức của nhân dân Thủ đô về công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, từ đó tạo sự đồng thuận trong xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác này.
Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội (Cơ quan Thường trực BCĐ 389 Thành phố) phối hợp với các đơn vị báo, đài thường xuyên cung cấp thông tin liên quan đến công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả; các vụ việc do các lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ.
DC