Chủ Nhật, 24/11/2024 02:32:12 GMT+7
Lượt xem: 8412

Tin đăng lúc 15-01-2019

Hà Nội: Xử phạt gần 8,7 nghìn vụ vi phạm, thu số tiền hơn 125 tỷ đồng

Qua kiểm tra, lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội đã xử phạt hơn 8.699 vụ việc vi phạm an toàn thực phẩm, hàng giả, hàng kém chất lượng..., thu số tiền hơn 125 tỷ đồng.
Hà Nội: Xử phạt gần 8,7 nghìn vụ vi phạm, thu số tiền hơn 125 tỷ đồng
Lực lượng Quản lý thị trường kiểm tra hàng hóa lưu thông trên thị trường. Ảnh: Lao động

Chiều 14/1, Cục Quản lý thị trường (QLTT) Hà Nội đã tổ chức hội nghị đánh giá nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019.

 

Theo thống kê từ Cục LTT, trong năm 2018, Cục đã phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm lớn như mặt hàng thuốc lá, xì gà nhập lậu, cùng các vi phạm về an toàn thực phẩm, buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, vi phạm trong kinh doanh rượu, mỹ phẩm, xăng dầu, giống cây trồng…

 

Cụ thể, các Đội Quản lý thị trường đã xử lý 8.699 vụ, chuyển công an khởi tố 14 vụ. Tổng số tiền xử lý vi phạm từ phạt hành chính, trị giá hàng tịch thu, hàng tiêu hủy lên tới hơn 125,2 tỷ  đồng.

 

Bên cạnh đó, đơn vị cũng đã thực hiện hiện kiểm tra, kiểm soát các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh chế biến, bảo quản thực phẩm, các đại lý bán buôn bán lẻ, các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại; tập trung kiểm tra các kho tàng, bến bãi, điểm tập kết, nơi tập trung hàng hóa, các tuyến đường vận chuyển thực phẩm vào Thành phố và nguồn gốc thực phẩm tại các nhà hàng dịch vụ ăn uống; thực hiện đề án “Thí điểm quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây an toàn trên địa bàn các quận nội thành của TP Hà Nội”. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về đăng ký giá, kê khai giá, niêm yết giá đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn Thành phố. Trong đó tập trung kiểm tra, kiểm soát về giá đối với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi;...

 

Cục QLTT Hà Nội dự báo, bước sang năm 2019, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn Hà Nội sẽ diễn biến phức tạp. Để góp phần bảo đảm thị trường ổn định, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, người tiêu dùng, Cục Quản lý thị trường sẽ triển khai đợt cao điểm kiểm tra, kiểm soát thị trường dịp cuối năm 2018, dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019.

 

Qua đó, tăng cường công tác quản lý địa bàn, kiểm tra quyết liệt không để xảy ra hiện tượng bày bán hàng giả, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, quá hạn sử dụng; thực hiện tốt nội dung của bản giao ước về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của Cục Quản lý thị trường với các tỉnh phía Bắc và biên giới, nhằm ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi vận chuyển hàng hóa nhập lậu.

 

Trước đó, liên quan tới việc thực hiện các giải pháp đảm bảo cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2018 và dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, Tổng cục Quản lý thị trường có văn bản yêu cầu Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường, Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương mở đợt cao điểm kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống vận chuyển và kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu, gian lận thương mại như: vật liệu nổ, pháo nổ, pháo hoa, động vật hoang dã; thuốc lá ngoại; vải, quần áo, giầy dép; nguyên phụ liệu may mặc; bánh kẹo; rượu, bia, nước giải khát; điện tử - điện máy; xăng dầu; tân dược, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền...; chống xuất lậu các loại than, khoáng sản, động vật hoang dã, gỗ và các lâm sản quý hiếm…

 

Kiểm tra kiểm soát chống sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng quá hạn sử dụng đối với các mặt hàng thiết yếu, có nhu cầu tiêu dùng cao trong dịp Tết như: thực phẩm; bánh kẹo; mỳ chính (bột ngọt); rượu, bia, nước giải khát; đồ gia dụng; hàng tiêu dùng; các loại hàng hoá giả nguồn gốc xuất xứ ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng và doanh nghiệp làm ăn chân chính.

 

Ngoài ra, tiến hành kiểm tra kiểm soát về công tác an toàn thực phẩm: đặc biệt phối hợp với các lực lượng chức năng tập trung vào khu vực các chợ đầu mối, siêu thị, kho chứa hàng đông lạnh; các đơn vị nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm đông lạnh; các cơ sở sản xuất - kinh doanh thực phẩm đường phố. Tập trung vào các mặt hàng: rượu, bia, nước giải khát, sữa và các sản phẩm từ sữa, bánh mứt kẹo, dầu thực vật, tinh bột và sản phẩm từ bột; lương thực, thực phẩm đông lạnh (kể cả nhập khẩu và sản xuất trong nước), thực phẩm tươi sống, thực phẩm đã qua chế biến, rau, củ quả còn tồn dư chất bảo quản; gia súc, gia cầm và các sản phẩm từ gia súc, gia cầm nhập lậu, chưa qua kiểm dịch, nhiễm vi sinh...

 

Nguồn VietQ


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang