Thứ Sáu, 22/11/2024 22:28:10 GMT+7
Lượt xem: 2715

Tin đăng lúc 15-02-2017

Hạt tiêu Việt có nguy cơ mất thị trường Châu Âu

Có tới trên 80% hạt tiêu của VN khó có cơ hội vào Châu Âu – thị trường vốn chiếm 23% tổng lượng hồ tiêu xuất khẩu của VN hằng năm khi Hiệp hội Gia vị Châu Âu (ESA) chính thức áp mức tồn dư thuốc bảo vệ thực vật.
Hạt tiêu Việt có nguy cơ mất thị trường Châu Âu
Người trồng tiêu đã lạm dụng, sử dụng quá liều các loại thuốc diệt nấm, diệt côn trùng, tuyến trùng và nấm trong đất…

Theo thông tin chính thức từ Hiệp hội Gia vị Châu Âu (ESA), trong thư gửi Liên minh Châu Âu (VPA) và Bộ NN – PTNT, cuối tháng 1/2017 vừa qua cho biết, năm 2016, ESA phân tích 799 mẫu hạt tiêu đen nhập vào EU năm 2016 thì chỉ có 17% số mẫu có mức dư lượng tối đa cho phép dưới 0,05ppm. Do vậy, năm 2017 vấn đề tồn dư thuốc bảo vệ thực vật sẽ được thị trường thế giới tập trung soi xét cẩn trọng hơn nhiều lần, đặc biệt ở các thị trường mà hạt tiêu VN đang chiếm thị phần tốt là Mỹ và châu Âu. Điều đáng nói, trong những năm trở lại đây, thị trường Mỹ cũng đang chuẩn bị ban hành hàng loạt qui định mới về yêu cầu chất lượng nông sản nhập khẩu trong đó có hạt tiêu.

 

Nhận định với DĐDN, giới chuyên gia cho rằng, nếu tình hình sản xuất hồ tiêu vẫn như năm 2016, đồng nghĩa với việc, năm 2017 sẽ có thể có tới trên 80% hạt tiêu của VN khó có cơ hội vào được Châu Âu – thị trường vốn tiêu thụ xấp xỉ 40.000 tấn, chiếm 23% tổng lượng hồ tiêu xuất khẩu của VN hằng năm.

 

Sự ổn định chất lượng của hồ tiêu Việt Nam cũng bị nghi ngờ, khi năm 2016 đã có 17 lô hàng xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam bị thị trường EU phát hiện chứa dư lượng của 9 loại thuốc bảo vệ thực vật vượt mức quy định. Nguyên nhân chính của việc tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong sản phẩm hồ tiêu xuất khẩu là việc nông dân trồng tiêu đã lạm dụng, sử dụng quá liều các loại thuốc diệt nấm, diệt côn trùng, tuyến trùng và nấm trong đất,…

 

Trên thực tế, diện tích hạt tiêu đang tăng quá nhanh, bởi trong quy hoạch phát triển hạt tiêu VN đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 của Bộ NN – PTNT, diện tích hạt tiêu cả nước duy trì ổn định ở mức 50.000 hécta, sản lượng đạt 140.000 tấn/năm. Nhưng hiện nay, diện tích đã tăng lên 80.000 hécta. Sự gia tăng nhanh về diện tích quy hoạch là vậy, nhưng hiện chưa có cơ quan chức năng nào có thể khẳng định dư lượng hoá chất có ở khâu nào trong quy trình sản xuất và lưu thông hạt tiêu.

 

Theo TGĐ Cty TNHH chế biến gia vị Nedspice VN, chỉ riêng việc loại bỏ 6 hoạt chất là carbendazim, permethrin, methalaxyl, promocarb, biphenil và anthraquinol trong thành phần thuốc bảo vệ thực vật thường dùng trừ sâu bệnh trên hồ tiêu đã giúp gần 80% lượng hồ tiêu VN đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Do vậy, theo vị giám đốc này, trong năm 2017, ngành hồ tiêu cần phải tập trung vào việc cải thiện chất lượng hồ tiêu xuất khẩu bằng mô hình thực hành nông nghiệp tốt (GAP), hỗ trợ ngành sản xuất hồ tiêu đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế…

 

Chia sẻ về vấn đề này với DĐDN, ông Hoàng Trung – Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN – PTNT cho biết, Cục đang xem xét, đề xuất với Bộ NN- PTNT, đối với một số hoạt chất bị nước ngoài cấm sử dụng hoặc đã có thông báo sẽ phải ngừng ngay việc sử dụng trên cây hồ tiêu.

 

Nguồn Enternews.vn


Tin liên quan:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang