Thứ Sáu, 22/11/2024 20:14:49 GMT+7
Lượt xem: 3066

Tin đăng lúc 05-11-2016

Hoàn thiện Bộ Luật Cạnh tranh vào 2018

Phó Cục trưởng Cục Quản lý Cạnh tranh, Bộ Công Thương - Nguyễn Phương Nam cho biết tại Hội thảo “Đánh giá tình hình thực thi Luật Cạnh tranh Việt Nam và định hướng hoàn thiện” tổ chức ngày 4/11, tại Hà Nội.
Hoàn thiện Bộ Luật Cạnh tranh vào 2018

Ông Nguyễn Phương Nam cho biết, kể từ khi Luật Cạnh tranh có hiệu lực (01/7/2005), pháp luật cạnh tranh Việt Nam đã thực thi được hơn 10 năm với nhiều kết quả tích cực nhưng cũng còn không ít bất cập, khó khăn.

 

Việc xây dựng hệ thống pháp luật đảm bảo cạnh tranh minh bạch, bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế là một trong những nội dung quan trọng đã được đề cập trong văn kiện của Đảng nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thi trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

 

Vì vậy, việc xây dựng và ban hành Luật Cạnh tranh được coi là trụ cột trong hệ thống pháp luật kinh tế công, là Hiến pháp của kinh tế thị trường như cách ví của các nhà khoa học cho thấy tầm quan trọng của Luật Cạnh tranh trong đời sống kinh tế. 

 

Theo đánh giá chung của các chuyên gia trong Hội thảo, sau 10 năm thực thi Luật Cạnh tranh Việt Nam, đã xây dựng dược hệ thống pháp luật đảm bảo cạnh tranh minh bạch, bình đẳng giữa các doanh nghiêphj thuộc mọi thành phần kinh tế là một trong những nội dung quan trọng đã được đề cập trong các văn kiện của Đảng nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hộ chủ nghĩa.

 

Việc xây dựng và ban hành Luật Cạnh tranh được coi là trụ cột trong hệ thống pháp luật kinh tế công, là Hiến pháp cảu kinh tế thị trường như cách ví của các nhà khoa học đã cho thấy tầm quan trọng của Luật Cạnh tranh trong đời sống kinh tế.

 

Nhìn lại quãng thời gian mười năm kể từ khi Luật Cạnh tranh được ban hành và thực thi, ông Phùng Văn Thành, Phó trưởng Phòng Điều tra vụ việc hạn chế cạnh tranh, Cục Quản lý Cạnh tranh cho biết có thể thấy cần khẳng định lại việc ban hành Luật Cạnh tranh là sự thể chế hoá, hiện thực và cụ thể hoá một cách nhanh chóng và kịp thời chủ trương xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh, hợp pháp, văn minh, cạnh tranh vì mục đích phát triển đất nước và bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, kiểm soát độc quyền trong kinh doanh, chống cạnh tranh không lành mạnh mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra làm tiền đề cho việc xây dựng và phát triển kinh tế đất nước. Có thể nói, sự ra đời của Luật Cạnh tranh đã đánh một dấu mốc quan trọng trong tiến trình đổi mới nền kinh tế.

 

Chủ trương đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trường trên nền tảng cạnh tranh tự do và bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế sẽ không thể đạt được kết quả như mong muốn nếu như còn thiếu một công cụ hiệu quả để kiểm soát độc quyền và các hành vi phản cạnh tranh. Thực thi thành công Luật Cạnh tranh sẽ là yếu tố then chốt, đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nền kinh tế thị trường vận hành hiệu quả.

 

Sự ra đời của Luật Cạnh tranh là dấu mốc quan trọng trong quá trình xây dựng và tạo lập một hành lang pháp lý chính thức và thống nhất cho các hoạt động cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường, để dựa vào đó các doanh nghiệp có thể điều chỉnh các hoạt động kinh doanh theo đúng chuẩn mực nhằm đảm bảo một môi trường cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng. Đồng thời, Luật Cạnh tranh cũng lần đầu tiên tạo cơ sở pháp lý cho các doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường được khiếu nại đối với các hành vi phản cạnh tranh của doanh nghiệp khác làm ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người tiêu dùng.

 

Có thể nói ở các nước tiên tiến như Mỹ, Nhật Bản hay Châu Âu, pháp luật cạnh tranh đã có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời. Tuy nhiên, đối với những nước thuộc khu vực Châu Á, đặc biệt các nước trong khối ASEAN, pháp luật cạnh tranh vẫn còn khá mới mẻ. Việc lần đầu tiên ban hành Luật Cạnh tranh năm 2004 là bước tiến bộ và là một thành công đáng kể của Việt Nam so các nước khác trong khu vực. Việt Nam là nước thứ tư trong khối ASEAN ban hành Luật Cạnh tranh, trước Malaysia (ban hành năm 2010), sau Thái Lan (ban hành năm 1999), Indonesia (ban hành năm 1999) và Singapore (ban hành tháng 10 năm 2004).

 

Đánh giá một cách tổng thể, Luật Cạnh tranh tương đối toàn diện và tiến bộ, gồm cả luật nội dung và luật hình thức, với các chế định được thiết kế phù hợp với với hoàn cảnh và các điều kiện kinh tế cụ thể của đất nước và đồng thời phù hợp với xu hướng phát triển chung của pháp luật cạnh tranh thế giới.

 

Những kết quả thực thi bước đầu đạt được sau mười năm kể từ khi ban hành Luật Cạnh tranh đã giúp nâng cao nhận thức của toàn cộng đồng xã hội về vai trò và tầm quan trọng của cạnh tranh, giúp định hình văn hoá cạnh tranh trong kinh doanh và giúp điều chỉnh hành vi ứng xử cho phù hợp không chỉ đối với cộng đồng các doanh nghiệp mà cả đối với các cơ quan quản lý nhà nước và toàn thể cộng đồng xã hội. Rõ ràng, kết quả bước đầu đạt được trong thực thi các quy định về chống các hành vi hạn chế cạnh tranh, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của cơ quan cạnh tranh đã tác động một cách trực tiếp tới nhận thức và hành vi không chỉ của các doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường mà còn cả đối với mọi tổ chức, cá nhân khác trong xã hội. Luật Cạnh tranh bước đầu không chỉ giúp bảo vệ các hoạt động cạnh tranh, góp phần giáo dục nâng cao nhận thức và ý thức của cộng đồng xã hội về cạnh tranh và bảo vệ cạnh tranh, mà còn giúp điều chỉnh hành vi của các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh và mọi cá nhân, tổ chức khác trong xã hội cho phù hợp để hướng tới một môi trường cạnh tranh có văn hoá, lành mạnh và bình đẳng.

 

Không chỉ đóng góp vào việc phát triển kinh tế trong nước, sự ra đời của Luật Cạnh tranh còn mang ý nghĩa và đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Có thể nói, sự ra đời của Luật Cạnh tranh chính là điểm nhấn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc cho bạn bè quốc tế thấy và công nhận Việt Nam đã xây dựng được một chính sách cạnh tranh minh bạch, ổn định và thống nhất làm tiền đề cho việc xây dựng, mở rộng và đẩy mạnh các quan hệ hợp tác thương mại song và đa phương với nhiều quốc gia trên thế giới, làm tiền đề cho việc gia nhập hay tham gia vào các diễn đàn hay tổ chức kinh tế khu vực và thế giới.

 

Xét trong phạm vi khu vực, việc ban hành và thực thi Luật Cạnh tranh ở Việt Nam và ở từng quốc gia thành viên là một trong những điều kiện tiên quyết được đặt ra làm tiền đề cho việc thành lập Cộng đồng kinh tế chung ASEAN vào năm 2015.

 

Từ những nội dung được đề cập trên đây, có thể nói, thời gian 10 năm thực sự chưa phải là đủ để một ngành luật mới như Luật Cạnh tranh có thể đi sâu và bám rễ sâu vào đời sống xã hội, trở thành khuôn thước mẫu mực điều chỉnh hành vi của tất cả các doanh nghiệp, các cá nhân và tổ chức trong xã hội. Và mặc dù các quy định của Luật Cạnh tranh chưa thực sự hoàn hảo, chưa thực sự đầy đủ và chưa thực sự phát huy được hết hiệu quả như mong đợi nhưng những thành quả thực thi bước đầu đạt được cũng như những đóng góp quan trọng của Luật Cạnh tranh đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước rất đáng được ghi nhận.

 

Phương Thảo/moit.gov.vn


Tin liên quan:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang