Thứ Ba, 26/11/2024 18:30:40 GMT+7
Lượt xem: 1026

Tin đăng lúc 13-07-2019

Hội nghị ngành Công Thương các tỉnh thành phía Nam: Cùng tháo gỡ khó khăn để hoạt động ngành Công Thương phát triển

Hội nghị ngành Công Thương các tỉnh thành phía Nam lần thứ 6 năm 2019 đã được tổ chức sáng ngày 12/7, tại TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT).
Hội nghị ngành Công Thương các tỉnh thành phía Nam: Cùng tháo gỡ khó khăn để hoạt động ngành Công Thương phát triển
Toàn cảnh hội nghị

Hơn 450 đại biểu là lãnh đạo tỉnh BR-VT, Cục Công Thương địa phương, các Cục, Vụ của Bộ Công Thương, ngành Công Thương 20 tỉnh thành phía Nam và hàng trăm doanh nghiệp (DN) của tỉnh BR-VT đã tham gia hội nghị.

 

 

Ông Ngô Quang Trung - Cục trưởng Cục Công Thương địa phương phát biểu khai mạc hội nghị

 

Ông Nguyễn Thành Long - Phó Chủ tịch UBND tỉnh BR-VT - cho biết, Hội nghị ngành Công Thương các tỉnh thành phía Nam lần thứ 6 năm 2019 là dịp để các địa phương cùng tìm giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đây cũng là cơ hội để các cơ quan quản lý, DN gặp gỡ trao đổi thông tin, kết nối giao thương, mở rộng thị trường, tạo đà cho phát triển kinh tế vùng và của từng địa phương.

 

 

Ông Nguyễn Thành Long - Phó Chủ tịch UBND tỉnh BR-VT phát biểu tại hội nghị

 

Tại hội nghị, các vấn đề nóng về hoạt động của ngành Công Thương phía Nam được đưa ra bàn thảo như lĩnh vực điện, năng lượng mặt trời, lưu thông hàng hóa, chất lượng hàng hóa, kết nối giao thương, xuất khẩu, đầu tư hạ tầng, quản lý hóa chất...

 

Ông Nguyễn Phương Đông - Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh - cho biết, TP. Hồ Chí Minh là địa phương không chủ động được các loại hàng hóa nông sản, thực phẩm mà do các địa phương khác cung cấp. Với việc kết nối giao thương với các địa phương, thành phố đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo về kết nối cung - cầu hàng hóa, nhưng vẫn chưa đạt được như mong muốn. Theo ông Đông, cần có một chính sách cụ thể từ quản lý nhà nước về kết nối cung - cầu hàng hóa để tăng thêm giá trị cho sản phẩm hàng hóa, gia tăng giá trị thương mại, dịch vụ.

 

 

Ông Nguyễn Phương Đông - Phó giám đốc Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh phát biểu tại hội nghị

 

Ông Nguyễn Anh Hoàng - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Phước - cho biết, vấn đề của tình Bình Phước đang khúc mắc là các nhà đầu tư đang thất vọng về giá điện của năng lượng tái tạo thiếu công bằng khi những vùng có điều kiện tự nhiên như Bình Phước lại tính giá điện thấp so với những địa phương ở phía Bắc là chưa hợp lý. Ông Hoàng đề xuất Bộ Công Thương, Tập đoàn EVN sớm có sự điều chỉnh cho phù hợp để thu hút đầu tư, phát triển nguồn năng lượng tái tạo.

 

Ông Đỗ Minh Kính – Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Thuận – cho rằng, thị trường xuất khẩu ngày càng đưa ra nhiều rào cản kỹ thuật để kiểm soát nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh thực phẩm. DN tham gia xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đa số là quy mô nhỏ, nguồn vốn hạn chế, công nghệ chế biến chưa cao, chất lượng và mẫu mã hàng hóa chưa đa dạng, tính cạnh tranh thấp, trong đó nhiều DN chưa vượt qua được rào cản kỹ thuật của các nước nhập khẩu. Vì vậy, Bình Thuận rất cần sự hỗ trợ của ngành công thương địa phương, cộng đồng DN để giải tỏa khâu “đầu ra” cho hàng hóa.

Tại hội nghị, đại diện các Cục, Vụ của Bộ Công Thương đã giải đáp những vướng mắc, khó khăn của các địa phương, nhất là lĩnh vực điện, lưu thông hàng hóa, xuất xứ hàng hóa, thương mại điện tử…

 

 

Ông Đỗ Minh Kính – Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Thuận phát biểu tại hội nghị

 

Ông Nguyễn Lộc An - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước - cho biết, về dịch tả lợn châu Phi, Vụ Thị trường trong nước có thông tin về cho các Sở Công Thương và đề nghị các sở quan tâm đến hoạt động này. Việc cấp đông thịt lợn, Vụ đã làm việc với Big C và họ đã cam kết thực hiện, đề nghị các Sở Công Thương liên hệ với Big C để làm tốt việc này. Về nhãn mác, xuất xứ hàng hóa, trong tháng tới sẽ có quy định về xuất xứ “Made in Vietnam” để áp dụng và quản lý.

 

Bà Lại Việt Anh - Phó Cụ trưởng Vụ Thương mại điện tử và Kinh tế số - cho biết, thương mại điện tử hiện nay phát triển rất mạnh, tuy nhiên các địa phương cần hợp tác với Bộ Công Thương để xây dựng đề án thương mại điện tử ở địa phương mình để có những chính sách hỗ trợ phù hợp. Sắp tới Vụ sẽ xây dựng khu hàng Việt trên thương mại điện tử trực tuyến để giúp cho DN quảng bá thương hiệu hàng Việt, kết nối giao thương, xuất khẩu thuận lợi.

 

Ông Ngô Quang Trung - Cục trưởng Cục Công Thương địa phương - đánh giá, trong năm 2018 và 6 tháng đầu năm 2019, ngành Công Thương phía Nam đã đạt được nhiều thành quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn những khó khăn và hạn chế trong hoạt động quản lý nhà nước của ngành, nhất là lĩnh vực điện, chất lượng hàng hóa, kết nối giao thương, mở rộng thị trường, xuất khẩu. Ông Trung cho rằng, các đề xuất, ý kiến của các đại biểu là rất xác thực và bức thiết. Tất cả ý kiến tham luận, trao đổi tại hội nghị sẽ được Cục Công Thương địa phương tổng hợp giải quyết nhanh, những vấn đề vượt tầm sẽ trình Bộ Công Thương, Chính phủ giải quyết nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động của ngành cũng như của doanh nghiệp tại các địa phương.

 

Theo congthuong.vn


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang