Theo đó, DN được miễn trừ lớn nhất là Công ty TNHH LG Electronics Việt Nam Hải Phòng (12.000 tấn). Tiếp theo đó, là Công ty TNHH điện máy Aqua Việt Nam (8.491 tấn), Công ty TNHH Panasonic Việt Nam (5.000 tấn), Công ty TNHH điện tử Samsung HCMC CE Complex (3.687 tấn), Công ty TNHH đầu tư xây dựng Pride Việt Nam (3.000 tấn) và Công ty CP Bao bì kim loại Việt Nam (1.500 tấn), Công ty CP đầu tư, xây lắp và vật liệu xây dựng Đông Anh (1.060 tấn), Công ty CP Viettronics Tân Bình (364 tấn), Công ty TNHH điện lạnh Hòa Phát (200 tấn).
Trước đó, ngày 31/5, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1931/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp tự vệ đối với 8 mã HS sản phẩm tôn màu nhập khẩu vào Việt Nam từ nhiều nước/vùng lãnh thổ khác nhau (mã vụ việc SG05).
Cơ sở để áp dụng các biện pháp tự vệ chính thức là việc nhập khẩu mặt hàng tôn màu đã tăng mạnh nhưng năm qua và thiệt hại của ngành sản xuất trong nước. Cụ thể, lượng nhập khẩu tăng từ 130,8 nghìn tấn năm 2013 lên 590,7 nghìn tấn năm 2016. Trong khi đó, tồn kho tôn màu tăng, chi phí sản xuất của DN trong nước tăng nhưng giá bán không tăng. Điều này khiến sản lượng sản xuất, thị phần, doanh thu, lợi nhuận, lao động đều giảm.
Sau quá trình thẩm định hồ sơ và các thông tin thu thập được, Bộ Công Thương đã ban hành quyết định miễn trừ áp dụng biện pháp tự vệ đối với tôn màu nhập khẩu cho 9 DN trong năm 2017 với lượng miễn trừ theo từng DN.
Các doanh nghiệp được miễn trừ áp dụng biện pháp tự vệ trong năm 2017 sẽ được hoàn lại tiền thuế tự vệ đã nộp theo Quyết định số 1931/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm tôn màu nhập khẩu vào Việt Nam từ nhiều nước/vùng lãnh thổ khác nhau.
Những DN được miễn áp thuế tự vệ sản phẩm tôn mạ màu nhập khẩu.
Theo quy định, định kỳ hàng quý, các DN được miễn trừ áp dụng biện pháp tự vệ phải nộp báo cáo tình hình nhập khẩu tôn màu chất lượng cao đến Cục Quản lý cạnh tranh trong vòng 15 ngày đầu tiên của quý tiếp theo.
Trường hợp DN không gửi báo cáo đúng hạn, Cục Quản lý cạnh tranh sẽ thu hồi quyết định miễn trừ đã cấp.
Đối với một số DN đã nộp hồ sơ miễn trừ áp dụng biện pháp tự vệ nhưng chưa có tên nêu trên là do hồ sơ đề nghị miễn trừ chưa đầy đủ và cần phải bổ sung thông tin theo đúng hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ đề nghị miễn trừ của Cục Quản lý cạnh tranh hoặc đang trong quá trình thẩm định hồ sơ đề nghị miễn trừ. Cơ quan này sẽ xem xét miễn trừ áp dụng biện pháp tự vệ khi các DN cung cấp đầy đủ các thông tin theo hướng dẫn.
Theo Diễn Đàn Doanh Nghiệp