Thứ Ba, 26/11/2024 14:39:19 GMT+7
Lượt xem: 1494

Tin đăng lúc 16-04-2019

Hợp tác công nghệ sẽ đưa thương mại Việt Nam - Romania tăng trưởng đột biến

Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, mở rộng lĩnh vực quy mô hợp tác và đặc biệt là công nghiệp trong hợp tác sẽ giúp thương mại Việt Nam - Romania phát triển nhanh, bền vững với mức tăng trưởng đột biến.
Hợp tác công nghệ sẽ đưa thương mại Việt Nam - Romania tăng trưởng đột biến
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chứng kiến nhiều ký kết hợp tác của doanh nghiệp hai nước ngay tại Diễn đàn Doanh nghiệp Romania - Việt Nam.

Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Romania-Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, chính các doanh nghiệp quyết định quy mô hợp tác giữa hai nước.

 

Quy mô hợp tác còn quá nhỏ

 

Bộ trưởng Môi trường kinh doanh, Thương mại và Doanh nghiệp Romania, ông Stefan-Radu Oprea cho rằng, trao đổi kinh tế giữa hai nước chưa đạt kết quả như hai bên mong muốn. Con số kim ngạch thương mại song phương 218 triệu USD chưa phải là thành quả lớn.

 

Đồng quan điểm, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, con số kim ngạch chưa vượt 250 triệu USD là thấp so với tiềm năng hai nước. “So với vị trí chiến lược, tiềm năng, quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Romania thì quy mô hợp tác giữa hai bên còn quá nhỏ. Vì vậy, Phòng Thương mại và Công nghiệp hai nước, các doanh nghiệp, các bộ, ngành, địa phương phải tiếp tục thúc đẩy để hợp tác mạnh mẽ hơn”, Thủ tướng khẳng định. 

 

Cụ thể, hiện Romania mới chỉ có 2 dự án ở Việt Nam với số vốn 1,2 triệu USD, còn Việt Nam có vài trăm dự án ở Romania. Tương ứng, có 225 doanh nghiệp có vốn của người Việt đang hoạt động tại Romania và như vậy, các doanh nghiệp Việt Nam tại Romania nhiều hơn doanh nghiệp Romania tại Việt Nam.

 

 

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, con số kim ngạch chưa vượt 250 triệu USD là thấp so với tiềm năng hai nước.

 

Để khắc phục điều này, Phó Thủ tướng Romania, ông Viorel Stefan khẳng định, Romania, với vai trò Chủ tịch luân phiên EU 6 tháng đầu năm 2019, rất ủng hộ Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA). Bởi, Hiệp định EVFTA sẽ mở ra hướng đi mới cho EU cũng như Romania. Đặc biệt, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước thúc đẩy hợp tác với nhau, khi đó thuế nhiều dòng hàng về 0%, giúp các doanh nghiệp có thể tăng kim ngạch thương mại giữa hai nước.

 

“Romania đang có nhu cầu về nguồn nhân lực có trình độ và hai bên có thể hợp tác trong lĩnh vực này”, Phó Thủ tướng Romania cho biết.

 

Hợp tác công nghệ giúp tăng trưởng đột biến

 

Nhất trí với ý kiến của Phó Thủ tướng Romania, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, không chỉ lĩnh vực hợp tác, quy mô hợp tác mà điều quan trọng là công nghiệp trong hợp tác để phát triển nhanh, bền vững. 

 

Bởi trên thực tế, nền kinh tế Romania phát triển chủ yếu dựa vào công nghệ, do đó, Nhà lãnh đạo hai nước và các doanh nghiệp mong muốn đưa hợp tác lĩnh vực công nghệ phát triển hơn nữa.

 

Ngoài ra, hai bên cũng có thể nghiên cứu thiết lập đường bay thẳng, cũng như xúc tiến nhập khẩu lẫn nhau các mặt hàng nông sản chất lượng cao, dược phẩm...

 

Cụ thể, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các doanh nghiệp hai bên tìm hiểu cơ hội hợp tác, thúc đẩy quy mô hợp tác lớn hơn trong tương lai gần với mức tăng trưởng đột biến.

 

“Điều quan trọng mà các bạn cần nghiên cứu là Việt Nam có gần 100 triệu người dân và chúng tôi đang phấn đấu, hiện nay là 16 triệu lượt khách du lịch quốc tế, và sắp tới đây là 50 triệu lượt. Đó là một thị trường rộng lớn. Do đó những sản phẩm như các ngài đã nói, rượu vang, thực phẩm, dược phẩm và các sản phẩm khác như thế nào ở Việt Nam”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặt vấn đề.

 

Cũng trong vấn đề hợp tác du lịch, cho biết, có các hãng hàng không của Việt Nam dự Diễn đàn, Thủ tướng đặt câu hỏi, liệu có thể kết nối trực tiếp Bucharest với TP Hồ Chí Minh và Hà Nội hay không?

 

Thủ tướng cũng đặt vấn đề việc hợp tác trong lĩnh vực lao động giữa doanh nghiệp hai nước khi nhu cầu lao động của Romania rất lớn. Do đó, đây là lĩnh vực mà doanh nghiệp hai nước cần quan tâm thúc đẩy hợp tác. 

 

Đặt câu hỏi tại sao trái cây nhiệt đới, thủy hải sản của Việt Nam chưa đến được thị trường Romania khi mà nền nông nghiệp nhiệt đới Việt Nam không hề đối chọi với nền nông nghiệp ôn đới Romania, Thủ tướng cũng đề nghị doanh nghiệp hai nước thúc đẩy hợp tác trong việc xuất khẩu các sản phẩm thủy, hải sản, nông sản của Việt Nam sang thị trường Romania và ngược lại.

 

Thủ tướng nhấn mạnh, các doanh nghiệp Romania vào Việt Nam không chỉ là thị trường Việt Nam mà là cả thị trường ASEAN. 

 

Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cần đưa ra các biện pháp cụ thể để thúc đẩy quan hệ song phương trên mọi lĩnh vực. Theo đó, cần rà soát các quy định, thủ tục và gỡ bỏ các quy định gây cản trở hợp tác, trong đó có các thủ tục hành chính về thuế và đầu tư, thúc đẩy hợp tác giữa các doanh nghiệp hai bên trong mọi lĩnh vực.

 

 

Cần rà soát các quy định, thủ tục và gỡ bỏ các quy định về thuế và đầu tư, thúc đẩy hợp tác giữa các doanh nghiệp hai bên trong mọi lĩnh vực.

 

Thủ tướng cũng đặt vấn đề việc hợp tác trong lĩnh vực lao động giữa doanh nghiệp hai nước khi nhu cầu lao động của Romania rất lớn. Do đó, đây là lĩnh vực mà doanh nghiệp hai nước cần quan tâm thúc đẩy hợp tác. 

 

Đặt câu hỏi tại sao trái cây nhiệt đới, thủy hải sản của Việt Nam chưa đến được thị trường Romania khi mà nền nông nghiệp nhiệt đới Việt Nam không hề đối chọi với nền nông nghiệp ôn đới Romania, Thủ tướng cũng đề nghị doanh nghiệp hai nước thúc đẩy hợp tác trong việc xuất khẩu các sản phẩm thủy, hải sản, nông sản của Việt Nam sang thị trường Romania và ngược lại.

 

Thủ tướng nhấn mạnh, các doanh nghiệp Romania vào Việt Nam không chỉ là thị trường Việt Nam mà là cả thị trường ASEAN. 

 

Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cần đưa ra các biện pháp cụ thể để thúc đẩy quan hệ song phương trên mọi lĩnh vực.

 

“Nhà nước Việt Nam tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho các doanh nghiệp hai nước làm ăn, còn chính doanh nghiệp quyết định quy mô, phương thức, cách làm mới, đa ngành, đa lĩnh vực mà hai bên có nhu cầu”, nhất là khi Việt Nam tham gia 12 FTA và hướng tới ký kết EVFTA. Monh muốn các doanh nghiệp sẽ giao lưu, trao đổi, tìm hiểu cơ hội hợp tác, “tiến tới cuộc hôn nhân thành công””,Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định.

 

Nguồn Enternews


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang