Thứ Bẩy, 23/11/2024 15:21:29 GMT+7
Lượt xem: 1026

Tin đăng lúc 11-12-2023

Huyện Quốc Oai: Xây dựng NTM nâng cao, NMT kiểu mẫu thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, nâng cao đời sống nhân dân

Ngày 5/12/2023 vừa qua, Đoàn thẩm định nông thôn mới (NTM) TP. Hà Nội do ông Ngọ Văn Ngôn - Phó Chánh Văn phòng Điều phối NTM TP. Hà Nội làm Trưởng đoàn đã về huyện Quốc Oai để thẩm định NTM mới nâng cao, NTM kiểu mẫu tại 04 xã. Qua một ngày làm việc với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc dựa trên kiểm tra thực tế, xem xét hồ sơ, 03 xã Nghĩa Hương, Ngọc Mỹ, Sài Sơn đạt NTM nâng cao, xã Phú Cát đạt NTM kiểu mẫu.
Huyện Quốc Oai: Xây dựng NTM nâng cao, NMT kiểu mẫu thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, nâng cao đời sống nhân dân
Hệ thống giao thông, thủy lợi của xã Nghĩa Hương được quan tâm đầu tư theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa (Ảnh: Rệ Ngòi đã được cải tạo, nạo vét giai đoạn 1).

Bộ mặt nông thôn của xã Nghĩa Hương có nhiều đổi mới

 

Xã Nghĩa Hương là xã nông thôn, cách trung tâm huyện Quốc Oai 4 km. Giữ vững thành quả xây dựng NTM giai đoạn 2011 – 2015, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Nghĩa Hương đã đồng lòng phấn đấu thực hiện hoàn thành các tiêu chí NTM nâng cao theo Bộ tiêu chí xã NTM nâng cao của thành phố Hà Nội.

 

 

Đoàn thẩm định NTM của thành phố Hà Nội làm việc tại xã Nghĩa Hương

 

Qua quá trình xây dựng NTM, NTM nâng cao, Hạ tầng kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng tiếp tục được đầu tư căn bản; đời sống của nhân dân được nâng lên, công tác an sinh xã hội được đảm bảo. Các lĩnh vực phát triển kinh tế tăng trưởng khá, sản xuất TTCN, thương mại - dịch vụ được duy trì ổn định sản xuất, có định hường và gia tăng về quy mô. Sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện đã hình thành vùng chuyên canh hàng hóa tập trung, chăn nuôi phát triển theo hướng trang trại,...

 

Theo thống kê, xã Nghĩa Hương có tổng số 2.101 hộ với dân số 7.455 người, thu nhập bình quân đầu người (năm 2023) đạt trên 73 triệu đồng/người/năm, tăng hơn 6 triệu đồng so với năm 2022. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều chiếm 0,05%, hộ cận nghèo đa chiều khoảng 0,91% Trên địa bàn xã không còn nhà tạm, nhà dột nát. Toàn xã có trên 95% người dân tham gia BHYT.

 

 

 Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng Trạm Y tế xã Nghĩa Hương cho biết: Trạm Y tế xã đạt chuẩn Quốc gia, được cải tạo nâng cấp năm 2013 với 17 phòng chức năng, đầy đủ trang thiết bị phục vụ công tác khám chữa bệnh. Trạm có 08 cán bộ y, bác sĩ, dược sĩ, chuyên trách dân số được tập huấn, cập nhật kiến thức chuyên môn thường xuyên, đáp ứng công tác sơ cấp cứu, khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân. Từ đầu năm 2023 đến nay, trạm đã khám chữa bệnh song song với hoạt động chống dịch cho 2698 lượt, thực hiện tiêm chủng mở rộng cho 98% trẻ em trong xã.

 

Xã Nghĩa Hương có 5,06km đường trục xã, đường từ trung tâm xã đến huyện đã được nhựa hóa, bê tông hóa. Các tuyến đường thường xuyên được vệ sinh hàng ngày, được duy tu, bảo trì hàng năm; 100 tuyến đường trục chính được lắp hệ thống đèn chiếu sáng. 2,7km đường trục thôn đã được bê tông, nhựa hóa. 100% đường ngõ xóm, đường trục chính nội đồng đã được bê tông, cứng hóa.

 

Xã Ngọc Mỹ: Giáo dục được quan tâm đầu tư, sản xuất làng nghề phát triển

 

Xã Ngọc Mỹ có ba cấp học, Mầm non, Tiểu học, THCS, các trường đều đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1; trong đó có trường THCS Ngọc Mỹ đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.

 

 

 Nhờ Chương trình xây dựng NTM, Trường THCS Ngọc Mỹ đã được đầu tư xây dựng khang trang với cơ sở vật chất đầy đủ, đạt chuẩn mức độ 2, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác dạy và học của giáo viên, học sinh Nhà trường

 

Bà Nguyễn Thúy Hà - Hiệu trưởng Trường THCS Ngọc Mỹ cho biết: Được sự quan tâm  của Huyện ủy, UBND, các cấp lãnh đạo, Trường THCS Ngọc Mỹ mới được đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng đầu năm học 2023 -2024 với tổng mức kinh phí trên 80 tỷ đồng, trên nền diện tích 12.000m2. Trường được thiết kế theo tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT với đầy đủ các phòng chức năng như phòng tự nhiên, mỹ thuật,... Hiện nay, Nhà trường có 832 học sinh, trường học được đầu tư xây dựng mới góp phần rất lớn cho việc nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh và hỗ trợ rất nhiều cho công tác giảng dạy của các thầy cô.

 

 

 Những năm qua, người dân xã Ngọc Mỹ vẫn duy trì và phát triển  nghề nón và đục, chạm gỗ. Nhiều sản phẩm làng nghề có mức độ tinh xảo cao. Nhiều sản phẩm đã được chứng nhận OCOP 4 sao

 

Xã Ngọc Mỹ có thế mạnh về làng nghề truyền thống là làm nón và đục, chạm gỗ cao cấp. Trong quá trình xây dựng NTM, NTM nâng cao, hoạt động sản xuất của các làng nghề được quan tâm phát triển sản xuất. Nhiều sản phẩm làng nghề đã được thành phố cấp chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao. Sự phát triển của các làng nghề đã gớp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp & dịch vụ từ đó tạo thêm việc làm, tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống người dân.

 

Xã Sài Sơn: Phát huy di sản văn hóa vật thể và phi vật thể; chú trọng tổ chức sản xuất, phát triển kinh tế nông thôn.

 

Xã Sài Sơn có 02 loại hình di sản văn hóa phi vật thể bao gồm Tập quán xã hội và Lễ hội Chùa Thầy. Hàng năm, UBND dân xã đều có kế hoạch tổ chức duy trì, lưu giữ các di sản. Lễ hội chùa Thầy được tổ chức từ ngày 3 -7/3 (âm lịch) hàng năm, thu hút hàng vạn khách thăm quan, chiêm bái.

 

 

 Đoàn thẩm định NTM của thành phố Hà Nội làm việc tại xã Sài Sơn

 

Trên địa bàn xã còn có 29 công trình di tích; trong đó 17 di tích đã được xếp hạng như Chùa Cả, Chùa Cao, Chùa Hòa Phát, Chùa Một mái, Đền Thụy Khê,... Hàng năm, di sản văn hóa trên địa bàn được ghi danh, bảo vệ, tu bổ, tôn tạo phát huy giá trị văn hóa theo Quyết định số 5745/QĐ-UBND ngày 14/10/2016 của UBND thành phố Hà Nội.

 

Bên cạnh phát huy di sản văn hóa, xã Sài Sơn chú trọng tổ chức sản xuất phát triển kinh tế nông thôn. Trên địa bàn xã có 06 HTX hoạt đông theo Luật HTX 2012. Trong đó, HTX SX&DV Đa Phúc hoạt động hiệu quả nhất.

 

 

 Đoàn thẩm định kiểm tra thực tế tại mô hình trồng bưởi theo tiêu chuẩn VietGAP của hộ Phan Nhân Lợi, xã Sài Sơn

 

Xã Sài Sơn có 13 sản phẩm OCOP được thành phố Hà Nội công nhận. Các sản phẩm có nguồn gốc nông nghiệp, có chất lượng cao, đảm bảo ATTP. Đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp, xã Sài Sơn đã được UBND huyện Quốc Oai phê duyệt quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi với 02 loại hình: Chuyển đổi đất trồng cây hằng năm kém hiệu quả sang đất trồng cây ăn quả; chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang đất trồng cây hàng năm kết hợp nuôi trồng thủy sản.

 

Trong vùng quy hoạch chuyển đổi, vùng bưởi đã có nhiều mô hình liên kết ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, đạt giá trị kinh tế cao. Theo thống kê, toàn xã có 80ha trồng bưởi, diện tích cho thu hoạch 70ha. Năm 2022, sản lượng bưởi đạt trên 4.000 tấn tương đương hơn 5 triệu quả, ước doanh thu khoảng 10 tỷ đồng. Hiện nay, trên địa bàn xã đã ứng dụng chuyển đổi số, sử dụng mã QR truy xuất nguồn gốc đối với 05 sản phẩm: Bưởi chua đầu tôm, Nấm sò, Mộc Nhĩ, Bưởi Sài Sơn, Bưởi Diễn.

 

Xã Phú Cát: Vững vàng xây dựng NTM kiểu mẫu

 

Xã Phú Cát được thành phố Hà Nội công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2021. Công tác xây dựng NTM được xã Phú Cát xác định là nhiệm vụ trọng tâm và được tập trung chỉ đạo quyết liệt. Với sự cố gắng, quyết tâm phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã, xã Phú Cát đã đạt được nhiều kết quả nổi bật trong xây dựng NTM kiểu mẫu.

 

 

 Quá trình xây dựng NTM, xã Phú Cát được người dân tham gia tích cực, tỷ lệ người dân hài lòng cao.

 

Xã đã xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả phương án “nâng cao chất lượng vệ sinh môi trường trên địa bàn xã, 100% lượng rác thải trên địa bàn hàng ngày được thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định. Triển khai trồng mới các tuyến đường hoa; 100% đường giao thông được cứng hóa và bố trí hệ thống biển báo nhằm đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn xã. Nhà văn hóa thôn được đầu tư sửa chữa, bổ sung cơ sở vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, văn hóa văn nghệ của nhân dân. Chất lượng giáo dục được nâng cao…

 

 

Trụ sở Chỉ huy quân sự sự xã được xây dựng khang trang, chuẩn bị đưa vào sử dụng

 

Tập trung xây dựng NTM kiểu mẫu, bộ mặt nông thôn xã Phú Cát có nhiều đổi mới, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao. Theo thống kê, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt trên 75 triệu/người/năm.

 

Qua thẩm định, xã Phú Cát đạt kiểu mẫu ở 03 lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa.

 

Sau thẩm định, ông Ngọ Văn Ngôn - Phó Chánh Văn phòng chuyên trách Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng NTM Hà Nội đề nghị huyện Quốc Oai và các xã tiếp thu toàn bộ ý kiến đóng góp của các sở, ngành, tập trung nguồn lực hoàn thiện sớm nhất các tiêu chí chưa đạt như đã cam kết. Đồng thời, các xã bổ sung hồ sơ để Đoàn tổng hợp trình UBND Thành phố xem xét công nhận cho 3 xã: Nghĩa Hương, Ngọc Mỹ, Sài Sơn đạt chuẩn NTM nâng cao và xã Phú Cát đạt chuẩn NTM kiểu mẫu năm 2023.

 

MN

 

 


| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang