Họ có cách thức hiệu quả nhất để hoàn thành công việc với thời gian ít nhất, sáng tạo, tạo ra các phương thức, công cụ nhằm thực hiện nhanh chóng và hiệu quả công việc, lý do đơn giản vì họ không muốn làm lại một lần nào nữa. “Lười biếng” để tối ưu thời gian, công sức.
Nếu ai đạt được mục đích mà vẫn khiến người khác hào hứng làm việc cho mình thì người đó đang nắm trong tay sức mạnh của nghệ thuật “lười biếng”. Khi còn trẻ, ông vua thép Andrew Carnegie nuôi một đàn thỏ. Ông nói với đám bạn bè rằng, nếu ai tìm đủ thức ăn, ông sẽ lấy tên người đó đặt cho từng chú thỏ. Nhờ vậy, Carnegie kiếm đủ thức ăn cho lũ thỏ mà chẳng phải làm gì nhiều.
Một trong những kỹ năng của nhà lãnh đạo là biết cách ủy quyền công việc cho những cá nhân mà mình tin tưởng. Giao đúng việc cho đúng người là cách “trốn việc” xuất sắc, “lười biếng” đẳng cấp cao.
Danh họa Picasso từng nói, nghệ sĩ đích thực là người có khả năng sao chép ý tưởng, còn nghệ sĩ vĩ đại là người có khả năng đánh cắp ý tưởng. Trong thế giới kinh doanh, Steve Jobs- CEO huyền thoại của Apple- từng thừa nhận mình “lười biếng”, đánh cắp những ý tưởng tuyệt vời của trung tâm nghiên cứu phần mềm Xerox PARC về giao diện đồ họa, tạo nên dòng máy tính đột phá Macintosh. Tuy nhiên, quy luật nhân quả, những “kẻ lười biếng” của Microsoft lại đánh cắp ý tưởng của Macintosh và thai nghén, sinh ra hệ điều hành Windows...
Những “kẻ lười biếng” thông minh luôn thành công hơn những người chăm chỉ.
Theo Báo Công Thương điện tử