Gặp anh trong một ngày giữa thu, trời nắng gắt, với chất giọng trầm ấm, anh Nguyễn Xuân Hướng từ tốn kể cho chúng tôi nghe về những năm tháng nhọc nhằn, vất vả mà ăm ắp yêu thương, hoài bão với nghề. Anh lớn lên trên vùng quê nghèo xa xôi của huyện Ba Vì, với truyền thống gia đình làm nghề Đông y từ lâu đời nên ngay từ thuở nhỏ anh đã gần gũi với các loại cỏ cây, thảo dược để làm nên những bài thuốc nam quý giá phục vụ chữa trị cho người bệnh. Với phương pháp truyền thống này, vừa thân thiện với môi trường, vừa có thể hướng dẫn được bà con tự dùng cây thuốc nam quanh nhà để chăm sóc sức khỏe cho chính bản thân và người thân.
Khi đi học rồi ước mơ ấp ủ lớn dần qua năm tháng đã thôi thúc anh chọn theo học ngành Đông y. Nhưng cũng không phải vì vậy mà anh quay lưng với y học hiện đại, nhất là với một người thầy thuốc luôn muốn tìm tòi, nghiên cứu để đưa ra cách chữa trị phù hợp nhất với từng người bệnh. Là một hội viên của Hội Đông y huyện Ba Vì, anh Hướng luôn muốn phát triển những sản phẩm nam dược quý tại vườn nhà như: Rau dấp cá được sử dụng để hạ sốt, trị cảm; cỏ nhọ nồi vừa thanh huyết nhiệt, vừa cầm máu, đã được ứng dụng rất nhiều trong dịch bệnh sốt xuất huyết; hay rau kinh giới, tía tô và hành lá dùng để chữa cảm theo kinh nghiệm dân gian và cũng đã được Đông y chứng minh mang lại hiệu quả… Như vậy, chỉ cần những cây lá xung quanh vườn nhà đã có thể xử lý cho người bệnh.
Vốn là người giàu lòng trắc ẩn, trong tâm trí anh luôn trăn trở, khắc khoải và âu lo về hình ảnh những người bệnh ốm yếu, đau đớn do các bệnh gây ra. Vì vậy, đây chính là động lực và cũng là sự đồng cảm lớn anh dành cho nỗi đau của bệnh nhân. Để noi gương, nối nghiệp truyền thống và có cơ hội chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình, cũng như người dân, anh Hướng luôn luôn cố gắng trau dồi, rèn luyện để nâng cao tay nghề phục vụ bà con được tốt hơn.
Theo anh Hướng, cùng với y học hiện đại, y học cổ truyền có nguồn cội từ xa xưa với rất nhiều bài thuốc hay được ông cha ta truyền lại và các phương pháp điều trị hiệu quả, giúp khôi phục sức khỏe lâu dài và ít có tác dụng phụ. Trong rất nhiều phương pháp điều trị hiện nay của Phòng khám Xuân Xương Đường (Khê Thượng- Sơn Đà - Ba Vì- SĐT: 0966211204), anh Hướng cùng với các cộng sự đã chữa trị hiệu quả cho nhiều bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm, rối loạn tiền đình hay sỏi thận.
Dùng thuốc nam kết hợp với xoa bóp trị liệu – một giải pháp hiệu quả trong chữa trị cho bệnh nhân
Trong đó, bệnh thoát vị đĩa đệm đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây với biến chứng khó lường. Nhất là với nhóm văn phòng, với tính chất phải ngồi nhiều, ít đi lại, khiến đĩa đệm bị tổn thương, hay những người béo phì cũng là nhóm đối tượng dễ mắc thoát vị đĩa đệm. Ngoài ra, những người lạm dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích hoặc bị stress, ăn uống thiếu chất cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng bao xơ bị rách, dẫn đến các nhân nhầy phía bên trong thoát ra ngoài, chèn ép lên các rễ thần kinh xung quanh cột sống gây nên những cơ đau đớn, khó chịu. Giống như các bệnh lý xương khớp khác, thoát vị đĩa đệm không có biểu hiện rõ rệt trong giai đoạn đầu. Người bệnh chỉ có thể biết tình trạng bệnh của mình khi đi thăm khám sức khỏe tổng quát, hoặc khi bệnh chuyển nặng với các dấu hiệu như đau nhức tay hoặc chân, tê bì tay chân, yếu cơ, bại liệt… Tuy nhiên, một số bệnh nhân thoát vị đĩa đệm không hề có triệu chứng cụ thể, điều này sẽ ảnh hưởng đến thời gian và hiệu quả điều trị.
Anh Hướng chia sẻ, qua thực tế thăm khám, điều trị bệnh nhân cho thấy, mặc dù thoát vị đĩa đệm không nguy hiểm tới tính mạng, nhưng nếu không được điều trị sớm với những giải pháp phù hợp thì có thể gây nên nhiều biến chứng khó lường như: Làm cho các dây thần kinh bị tổn thương, rối loạn đại tiểu tiện, rối loạn cảm giác, teo cơ, nặng thì tàn phế…
Vì vậy, Phòng khám đã dùng nhiều phương pháp tích hợp khác nhau để điều trị cho người bệnh theo từng cấp độ như: Dùng lá ngải cứu, lá lốt để bài chế thành bài thuốc đơn giản chữa trị trong giai đoạn đầu khi bệnh còn nhẹ. Hay phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng liệu pháp nhiệt. Khi bị thoát vị đĩa đệm, người bệnh thường gặp triệu chứng đau và căng cơ. Lúc này sẽ sử dụng liệu pháp nhiệt bằng cách chườm nóng, hoặc lạnh. Bên cạnh đó, còn có phương pháp xoa bóp bấm huyệt y học cổ truyền; liệu pháp châm cứu và dòng điện sinh học.
Ngoài thoát vị đĩa đệm, hiện nay Phòng khám cũng tập trung chữa trị cho nhiều bệnh nhân bị tiền đình. Tiền đình là bộ phận thuộc hệ thần kinh nằm ở phía sau ốc tai hai bên. Tiền đình có vai trò cân bằng cơ thể, duy trì trạng thái thăng bằng ở các tư thế, trong hoạt động, phối hợp các bộ phận cử động như mắt, tay, chân, thân mình… Khi một nguyên nhân nào đó gây tổn thương hệ thống này, bệnh nhân có thể gặp rối rối loạn tiền đình.
Các biểu hiện thường gặp nhất của rối loạn tiền đình là chóng mặt, mất thăng bằng. Ngoài ra, có thể có các triệu chứng khác như: Ù tai, nhìn mờ, buồn nôn, tim đập nhanh, vã mồ hôi… Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn là ở người già.
Theo anh Hướng, rối loạn tiền đình có nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là đối với những người đang điều khiển phương tiện giao thông hoặc làm việc trên cao. Do vậy, việc chẩn đoán và điều trị sớm là rất quan trọng.
Theo y học cổ truyền, bệnh rối loạn tiền đình thuộc phạm vi chứng huyễn vựng với hai thể loại là thực chứng và hư chứng. Huyễn vựng có triệu chứng như đầu váng, mắt hoa, ngồi trên xuồng cảm giác như trời đất quay cuồng, đứng lên đột ngột thì muốn ngã (huyễn là hoa mắt, vựng là có cảm giác chòng chành như ngồi thuyền, quay chuyển không yên, gọi chung là chóng mặt).
Hiện Phòng khám có các bài thuốc và phương pháp đông y chữa rối loạn tiền đình là các thảo dược thiên nhiên, rất tốt cho cơ thể và không có các tác dụng phụ. Các bài thuốc này được tìm thấy trong dân gian, được y học cổ truyền lưu giữ lại. Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này chính là có khả năng tác động vào căn nguyên gây bệnh, đem lại hiệu quả cao nhưng vẫn đảm bảo an toàn lành tính với cơ thể người dùng dù sử dụng trong thời gian dài.
Ngoài hai bệnh kể trên, hiện bệnh sỏi thận cũng có nhiều bệnh nhân mắc phải. Bệnh hình thành do các khoáng chất ở nước tiểu lắng đọng lại trong một thời gian dài. Dấu hiệu bệnh sỏi thận đó là người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, đau lưng, tiểu buốt, tiểu rắt, đi tiểu nhiều…
Y sĩ y học cổ truyền Nguyễn Văn Hướng cho biết, đối với các bệnh nhân có sỏi nhỏ, người bệnh cố gắng uống thật nhiều nước, sử dụng các loại thuốc nam, râu ngô để kích thích việc tiểu tiện. Các trường hợp bị sỏi thận quá nặng tốt nhất phải đi đến các bệnh viện lớn để bác sĩ xem xét, kiểm tra và tiến hành mổ thận lấy sỏi. Sỏi thận nặng để càng lâu càng nguy hiểm và gây ra nhiều hệ lụy không hay cho sức khỏe sau này. Vì vậy, người bệnh nên phát hiện sớm để được điều trị ngay từ ban đầu với liệu trình của đông y, tránh để nặng phải phẫu thuật lấy sỏi.
KMN