Chủ Nhật, 24/11/2024 11:42:13 GMT+7
Lượt xem: 1317

Tin đăng lúc 26-02-2020

Kiểm soát lạm phát năm 2020, giá thịt lợn chi phối các kịch bản

Mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới 4% sẽ gặp nhiều thách thức khi kinh tế thế giới có tác động tiêu cực, dịch tả lợn châu Phi vẫn diễn biến khó lường.
Kiểm soát lạm phát năm 2020, giá thịt lợn chi phối các kịch bản
Kiểm soát lạm phát năm 2020, giá thịt lợn chi phối các kịch bản.

Những kịch bản được dự báo

 

TS. Nguyễn Đức Độ, Phó viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính cho rằng, mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2020 có đạt được hay không phụ thuộc chủ yếu vào tốc độ giảm giá thịt lợn trong thời gian tới.

 

Ông Độ đã đưa ra một số kịch bản về lạm phát trong năm 2020. Thứ nhất, nếu giá thịt lợn giảm mạnh ngay trong tháng tết nhờ dịch tả lợn châu Phi kết thúc sớm, người nông dân tái đàn thành công, đồng thời Chính phủ bình ổn giá thịt lợn thông qua biện pháp nhập khẩu, lạm phát trung bình năm 2020 có thể chỉ ở mức 3%.

 

Thứ hai, giá thịt lợn vẫn ở mức cao như hiện nay trong quý 1 năm 2020, do nguồn cung chỉ phục hồi đầy đủ từ quý 2 năm 2019. Lúc đó, lạm phát trung bình cả năm 2020 có thể xoay quanh mức 3,5%.

 

Thứ ba, cũng là kịch bản tệ nhất xảy ra nếu dịch tả lợn châu Phi chưa thể kết thúc trong nửa đầu năm 2020 và lạm phát so với cùng kỳ năm trước chỉ bắt đầu giảm từ giữa năm 2020. Trong trường hợp này việc kiềm chế lạm phát dưới 4% là tương đối khó khăn, nhất là nếu xu hướng tăng của lạm phát cơ bản vẫn tiếp tục trong những tháng tới.

 

TS. Nguyễn Đức Độ dự báo CPI sẽ tăng trung bình khoảng 3,5% (+/- 0,5%) trong năm 2020.

 

Kinh tế sẽ đối mặt với khó khăn

 

Các tổ chức kinh tế như WTO, WB, ADB… đều có điểm chung đưa ra dự báo kinh tế toàn cầu 2020 tiếp tục “suy giảm”, “bấp bênh” bởi nhiều nguyên nhân, trong đó bao trùm nhất vẫn là thương chiến Mỹ - Trung kéo dài và ẩn chứa nhiều nguy cơ.

 

Kinh tế Việt Nam năm 2020 và trong những năm tiếp theo đó là cần phải đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng. Chuyển đổi mô hình kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu còn hạn chế. Nếu kinh tế Việt Nam không chuyển đổi sẽ bất lợi trong thời gian tới. Chỉ số đổi mới sáng tạo ở Việt Nam vẫn còn ở mức thấp, tốc độ tăng trưởng chưa vượt qua bẫy thu nhập trung bình.

 

 

Kiểm soát lạm phát cần chú trong kiểm tra chặt chẽ các yếu tố hình thành giá đối với các mặt hàng bình ổn giá. (Ảnh: KT)

 

Với một nền kinh tế có độ mở cao như Việt Nam, phụ thuộc nhiều vào đầu tư nước ngoài và xuất khẩu. Dù đặt mục tiêu tăng trưởng ở mức 6,8% song cách nào để giải bài toán tốc độ tăng trưởng đi kèm chất lượng cao? Kiểm soát lạm phát trong bối cảnh GDP cao của năm 2020 là không hề dễ.

 

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng, dẫu tăng trưởng cao nhưng không thể phủ nhận Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức như thực trạng doanh nghiệp còn yếu, nhiều lĩnh vực còn bỏ trống.

 

“Năm 2019, có 10 doanh nghiệp “chào đời” thì có 5 doanh nghiệp “chết lâm sàng” doanh nghiệp Việt Nam chủ tyếu tăng nhanh về cơ học. Dự báo năm 2020, nền kinh tế Việt Nam sẽ gặp khó khăn, đặc biệt là ảnh hưởng nặng nề của dịch tả lợn châu Phi” - ông Ngô Trí Long nói.

 

Tránh gây biến động lớn đến mặt bằng giá cả

 

Các chỉ tiêu cơ bản của năm 2020, GDP tăng khoảng 6,8%, tốc độ tăng giá bình quân (CPI) dưới 4%, tổng kinh ngạch xuất khẩu tăng khoảng 7%... Đây được cho là những chỉ tiêu tương đối cao và khá thách thức của nền kinh tế trong bối cảnh kinh tế toàn cầu và trong nước đang đối mặt với rủi ro bất thường.

 

Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh - Học viện Tài chính cho rằng, để kiểm soát lạm phát cần theo dõi sát tình hình biến động của nền kinh tế thế giới và thị trường tài chính, điều chỉnh tỷ giá hối đoái linh hoạt, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế.

 

“Kiểm soát lạm phát cần chú trong kiểm tra chặt chẽ các yếu tố hình thành giá đối với các mặt hàng bình ổn giá, mặt hàng thuộc danh mục kê khai giá, các mặt hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước định giá. Chúng ta cần tránh việc điều chỉnh giá, tăng giá bất hợp lý. Với mặt hàng thiết yếu có điều kiện cần có lộ trình, mức độ tăng giá tránh trùng hợp các thời điểm có thể gây biến động lớn đến mặt bằng giá” - PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nói.

 

Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động giá cả, thị trường, nhất là với các hàng hoá, dịch vụ thiết yếu, đảm bảo ổn định mặt bằng giá cả. Các biến động trên thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán cần theo dõi để đưa ra các biện pháp điều chỉnh tránh những tác động xấu, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nêu rõ./.

 

Theo VOV

 

 

 


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang